- Trả lời báo giới về việc phân luồng đường Hồ Chí Minh đoạn Hà Nội - Vinh, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) cho biết: “Đi theo hành trình mới này sẽ dài hơn 60km nhưng các phương tiện
sẽ tăng được tốc độ lưu thông, rút ngắn thời gian và giảm chi phí qua các trạm thu phí”.
sẽ tăng được tốc độ lưu thông, rút ngắn thời gian và giảm chi phí qua các trạm thu phí”.
Theo đề nghị của Cục Đường bộ từ ngày 1/2, một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh cố định hướng QL1A – TP Vinh sẽ sang hoạt động trên đường HCM đoạn từ Hà Nội – Vinh.
Rút ngắn thời gian di chuyển
Ông Nguyễn Văn Quyền cho biết: “Việc phân luồng một số phương tiện từ hướng QL1A sang đường Hồ Chí Minh đoạn Hà Nội - Vinh nhằm triển khai thực hiện lộ trình giảm tải cho QL1. Đi theo hành trình mới sẽ dài hơn 60km nhưng các phương tiện sẽ tăng được tốc độ lưu thông, rút ngắn thời gian và giảm chi phí qua các trạm thu phí”.
Lượng xe đi đường Hồ Chí Minh rất thưa thớt vì các dịch vụ còn kém phát triển. (Ảnh: SGTT) |
Theo báo cáo so sánh chi phí hoạt động vận tải trên QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn Hà Nội – Vinh của Tổng Cục Đường bộ VN, hành trình mới dài hơn 60km tuy nhiên thời gian di chuyển lại ngắn hơn. Với xe con và xe khách thời gian tiết kiệm hơn từ 60 – 116 phút; xe tải nhẹ và xe tải hạng trung tiết kiệm từ 37 – 57 phút. Chỉ có xe tải hạng nặng di chuyển trên đường Hồ Chí Minh đoạn Hà Nội – Vinh có thời gian tiết kiệm không đáng kể so với đường QL1A.
Tổng Cục đường bộ tính toán, chi phí cho 290km lưu thông trên QL1A đoạn Hà Nội – Vinh đối với các loại phương tiện xe con, xe tải, xe khách dao động từ 35.000 - 1.280.000 đồng. Hai loại phương tiện phải gánh nhiều chi phí nhất đi qua tuyến này chính là xe tải nặng 3 trục và trên 4 trục. Trong khi đó phương án đi qua đường Hồ Chí Minh có ưu điểm là không có trạm thu phí.
Để thực hiện phân làn giai đoạn 1, Tổng Cục đường bộ đã gửi công văn đề nghị 22 Sở GTVT điều chỉnh hành trình đối với một số tuyến xe khách liên tỉnh cố định có cự ly từ 300 - 1.000km.
Các Sở GTVT sẽ lựa chọn 30% tổng số phương tiện của các DN, HTX đang hoạt động trên các tuyến trên để điều chỉnh sang lộ trình mới. Đồng thời, 117 DN, HTX kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định trên 1.000km cũng đã nhận được thông báo điều chỉnh hành trình.
Để thực hiện phân làn giai đoạn 1, Tổng Cục đường bộ đã gửi công văn đề nghị 22 Sở GTVT điều chỉnh hành trình đối với một số tuyến xe khách liên tỉnh cố định có cự ly từ 300 - 1.000km.
Các Sở GTVT sẽ lựa chọn 30% tổng số phương tiện của các DN, HTX đang hoạt động trên các tuyến trên để điều chỉnh sang lộ trình mới. Đồng thời, 117 DN, HTX kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định trên 1.000km cũng đã nhận được thông báo điều chỉnh hành trình.
Bất cập về hạ tầng, dịch vụ đi kèm
Ông Nguyễn Văn Quyền thừa nhận đường Hồ Chí Minh đoạn Hà Nội – Vinh còn tồn tại một số bất cập về hạ tầng, dịch vụ đi kèm. Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, các dịch vụ ăn uống, nghỉ và trạm xăng dầu còn ít.
Cụ thể, các dịch vụ sửa chữa phương tiện chủ yếu tập trung ở các thị trấn, thị xã như Hòa Lạc, Phố Châu, Vũ Quang, Hương Khê, … Tính chung cho toàn tuyến đường Hồ Chí Minh thông xe từ Hà Nội đến Kon Tum, trung bình 120km mới có được một trạm quy mô nhỏ. Còn các điểm cung cấp xăng dầu, dừng, nghỉ dọc đường chủ yếu mang tính tự phát chưa cung cấp đủ dịch vụ cho lái xe và hành khách.
Ngoài ra, việc kết nối giữa đường Hồ Chí Minh và QL1 thông qua các tuyến đường ngang vẫn có những cản trở nhất định. Như QL21, QL12B, QL217 trên đường còn một số cầu yếu tải trọng 10 - 12 tấn, mặt đường có đoạn xuống cấp nặng. Ngoài ra một số đoạn tuyến còn chưa được phủ sóng điện thoại di động.
Ông Quyền cho biết, đã chỉ đạo các Khu quản lý đường bộ, Hạt quản lý đường bộ và đề nghị các Sở GTVT địa phương tăng cường các điểm dịch vụ, đồng thời tuyên truyền cho các DN, HTX lưu thông trên tuyến. Như vậy, các phương tiện được chọn phân luồng đi đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 sẽ chạy trước, còn hạ tầng dịch vụ sẽ “đi sau”.
Cụ thể, các dịch vụ sửa chữa phương tiện chủ yếu tập trung ở các thị trấn, thị xã như Hòa Lạc, Phố Châu, Vũ Quang, Hương Khê, … Tính chung cho toàn tuyến đường Hồ Chí Minh thông xe từ Hà Nội đến Kon Tum, trung bình 120km mới có được một trạm quy mô nhỏ. Còn các điểm cung cấp xăng dầu, dừng, nghỉ dọc đường chủ yếu mang tính tự phát chưa cung cấp đủ dịch vụ cho lái xe và hành khách.
Ngoài ra, việc kết nối giữa đường Hồ Chí Minh và QL1 thông qua các tuyến đường ngang vẫn có những cản trở nhất định. Như QL21, QL12B, QL217 trên đường còn một số cầu yếu tải trọng 10 - 12 tấn, mặt đường có đoạn xuống cấp nặng. Ngoài ra một số đoạn tuyến còn chưa được phủ sóng điện thoại di động.
Ông Quyền cho biết, đã chỉ đạo các Khu quản lý đường bộ, Hạt quản lý đường bộ và đề nghị các Sở GTVT địa phương tăng cường các điểm dịch vụ, đồng thời tuyên truyền cho các DN, HTX lưu thông trên tuyến. Như vậy, các phương tiện được chọn phân luồng đi đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 sẽ chạy trước, còn hạ tầng dịch vụ sẽ “đi sau”.
- Gia Văn