Có lẽ khi ngồi trên căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền viết nên bản nhạc Tiến quân ca, cố nhạc sĩ Văn Cao không nghĩ rằng có ngày những nốt nhạc của ông lại vang lên từ hộp nhạc cơ khí đến từ Thụy Sĩ xa xôi.


Từ cái nôi của âm nhạc cơ khí…


Reuge vốn không phải cái tên xa lạ với những “tay chơi” hộp nhạc. Ra đời tại ngôi làng Sainte-Croix, Thụy Sĩ, Reuge đã có gần 150 năm miệt mài sáng tạo trong ngành chế tác hộp nhạc cơ khí.

Người sáng lập và là "ông tổ nghề" của gia đình Reuge là Charles Reuge, một nghệ nhân đồng hồ, người đã phát minh ra chiếc đồng hồ bỏ túi phát nhạc đầu tiên trên thế giới.

Những nốt nhạc vang lên trong hộp bởi chuyển động động cơ kim loại của các đinh ghim trên ống "cà" vào răng lược đã trở thành những giai điệu hút hồn không biết bao nhiêu thế hệ. Người ta vẫn mệnh danh cho những người làm việc tại Reuge là những “nhà soạn nhạc cơ khí” là vì thế.

Reuge VietNam Collection - Sản phẩm dành riêng cho đất nước hình chữ S. (Ảnh: Ngô Nhật Hoàng)

…đến cảm hứng của nền văn hóa Đông Sơn

Mới đây, nhóm rock Ngũ Cung đã hát Quốc ca trong chương trình Rock Storm khiến nhiều khán giả bên dưới rưng rưng tự hào. Trước đó, khi một nhóm những người trẻ tuổi đứng ra tổ chức cuộc thi ý nghĩa "Cùng hát Tiến Quân Ca" cũng đã khiến nhiều con tim xốn xang tự hào dân tộc cả trong lẫn ngoài cuộc thi.

Lúc đó, một số người thích sưu tập hộp nhạc cơ khí đã thắc mắc rằng tại sao giai điệu Tiến Quân Ca chưa thấy xuất hiện trong những hộp nhạc cơ khí như quốc ca của vài nước khác. Đến khi ra đời hộp nhạc Reuge, thuộc bộ Sưu tập Việt Nam (Vietnam Collection), giới đam mê nay có thể hả lòng, hả dạ.

Sản phẩm được chụp tại Miluxe- 199 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, (Ảnh- Ngô Nhật Hoàng)

Reuge VietNam Collection ra đời với số lượng giới hạn 88 bản, được mang về Việt Nam 18 bản. Con số 18 cũng nhắc chúng ta nhớ đến một sản phẩm khác lấy cảm hứng từ văn hóa Đông Sơn khác đó là 18 chiếc đồng hồ Speake Marin VietNam Collection của nhà sản xuất đồng hồ danh tiếng Anh quốc Speake Marin.

Số 18 tượng trưng cho 18 đời Hùng Vương của nước Văn Lang, tộc Việt, con số 88 lại nói lên sự thông minh của Reuge khi xoay quanh câu chuyện “số tám” ngũ hành cho một sản phẩm dành riêng cho đất nước hình chữ S.

Nằm trong bộ VietNam Collection còn có Đồng hồ Speake- Marin vàng hồng 18K, bản đồ Việt Nam.

Reuge VietNam Collection giới hạn 88 chiếc.

Hộp nhạc Reuge VietNam Collection sở hữu những gì đặc trưng nhất của nhà sản xuất đến từ Sainte-Croix: thẩm mỹ tuyệt đẹp và âm thanh tuyệt hay.

Ngay khi vừa mở nắp, chiếc cylinder sẽ tự động quay, đưa từng chiếc ghim vào răng lược đang chờ sẵn để ngân vang những nốt hài hòa mà cứ thanh âm mãi trong đầu không thôi.

Một “tay chơi” âm thanh từng nói: “Về đến nhà, mở hộp nhạc Reuge và ngắm nhìn cylinder quay chầm chậm, khẽ “lướt” lên từng răng lược. Dựa lưng vào ghế và thưởng thức, bao nhiêu mệt mỏi mưu sinh rủ nhau đi đâu mất”.

Bộ máy cơ khí phức tạp với hàng trăm chi tiết chơi bản Quốc ca Việt Nam

Và người nghe sẽ rón ren chờ những nốt cuối cùng của Tiến Quân Ca ngân nốt rồi mới nhẹ nhàng đậy nắp hộp nhạc rồi lẳng lặng ngắm nhìn hoa văn của mặt trống Đông Sơn bởi chỉ sợ đóng vội khi bản nhạc chưa dứt, nhỡ đâu hồn Việt Nam sẽ hao đi mất!

Xem chi tiết video clip tại đây:


Thông tin tham khảo trên website: reuge.com

  • Anh Vũ