Theo CBS News, sự cố trên được Grieg Seafood thừa nhận hôm 10/8. Dù vậy, công ty cho biết không có nhân viên hoặc bất kỳ ai khác bị ảnh hưởng từ sự cố.
“Đây là điều đáng buồn". Stine Torheim, quản lý cơ sở chế biến hải sản của Grieg Seafood tại Alta, Na Uy, cho biết. "Trọng tâm đầu tiên và quan trọng nhất của chúng tôi bây giờ là dọn sạch vùng biển. Chúng tôi sẽ công khai dữ liệu về sự cố, để đảm bảo nó sẽ không xảy ra lần nữa".
Cá hồi tại một trại nuôi cá ở Na Uy. Ảnh: Reuters |
Grieg Seafood thường sử dụng chlorine để khử trùng nước tại các cơ sở chế biến. Công ty cho biết vụ rò rỉ gây ra "những tác động ngắn hạn, cấp tính" đối với sinh vật sống ở vùng nước xung quanh cơ sở chế biến ở Alta, do loại hóa chất này "có thể nhanh chóng bị pha loãng và hòa tan trong nước".
Việc làm sạch vùng biển và các bể nuôi trồng hải sản sẽ được công ty trực tiếp thực hiện, dự kiến sẽ mất nhiều ngày. Số lượng cá chết sẽ được bảo quản trong các hệ thống ủ chua tại cơ sở chế biến hoặc trên các tàu thuyền được giám sát liên tục của công ty.
Cảnh sát địa phương cho biết, lượng chlorine bị rò rỉ đã trôi ra Đại Tây Dương, và các lực lượng khẩn cấp đang làm việc khẩn trương để tìm hiểu nguyên nhân sự cố. Một công ty liên kết với Viện Nghiên cứu nước Na Uy sẽ tiến hành đánh giá những tác động của vụ rò rỉ đối với môi trường, và kết quả cuối cùng dự kiến sẽ được công bố sau "vài ngày".
Grieg Seafood cho hay "đang hợp tác đầy đủ với tất cả các cơ quan chức năng và đang chờ kết quả điều tra về quá trình dẫn đến rò rỉ". Dù chưa rõ mức độ thiệt hại tài chính, song theo công ty truyền thông Intrafish, số lượng cá chết có tổng giá trị khoảng 3,4 triệu USD.
Việt Anh
Xác cá quý hiếm sống ở độ sâu hàng nghìn mét trôi dạt vào bờ biển Mỹ
Một xác sinh vật biển quý hiếm với thân hình kỳ lạ đã trôi dạt vào bờ biển ở California (Mỹ) vào tuần trước.
'Phóng sinh' gần 17 triệu con cá hồi để kích thích kinh tế
Bang California (Mỹ) vừa đưa ra một sáng kiến để duy trì đà tăng trưởng kinh tế của mình - thả gần 17 triệu con cá hồi xuống Vịnh San Francisco.