- “Trước mình cũng hay tốn
tiền cho mấy loại mỹ phẩm, nhưng giờ phải dè dặt hơn rồi. Mình phải tiết kiệm
bằng cách chuyển từ dùng sữa tắm sang xà bông bánh. Lúc đầu không quen, tắm xong
còn thấy da rin rít, mẩn đỏ ở người nhưng giờ tắm quen nên cũng đỡ hơn nhiều
rồi”.
Vung tiền như đại gia đi bar mùa 'bão giá'
Đại gia tiêu tiền “khủng” thời bão giá
Nổi 'bão tình' giữa... 'bão giá'
Yêu nhau hơn nhờ... bão giá
Đó chỉ là một trong hàng ngàn
cách “siêu tiết kiệm” mà sinh viên áp dụng để cắt giảm chi tiêu nhằm đối phó với
trình trạng giá cả đua nhau tăng vù vù như hiện nay.
Hốt hoảng giá phòng, giá điện
Tất cả các mặt hàng thiết yếu đồng loạt tăng giá đã đẩy nhiều sinh viên vào hoàn
cảnh túng bấn. Với những sinh viên tỉnh lẻ có điều kiện kinh tế trung bình thì
việc cắt xén chi tiêu sao cho “đủ sống” cũng là điều không dễ.
Với những sinh viên điều kiện
kinh tế khó khăn hơn thì cơn 'bão giá' này thực sự đã khiến nhiều bạn đau đầu
với những tính toán chi li cho cuộc sống hàng ngày.
Tính đến thời điểm hiện nay, hầu hết các phòng trọ đều đã đồng loạt tăng giá
thêm từ 100 nghìn đến 200 nghìn; bảng báo giá điện, giá nước hàng tháng cũng
liên tục thay đổi với những con số mà chữ số đầu tiên luôn có thứ tự tăng dần
đều.
Nhưng phải đặt chân đến những phòng trọ sinh viên “siêu rẻ”, “siêu mất vệ sinh” rải rác tại Hà Nội mới thấu hiểu hết những khó khăn mà sinh viên nghèo đang phải đối mặt.
|
Bữa cơm sinh viên thời bão giá |
Phòng trọ của Trọng Liêm (Đại học
Công nghiệp Hà Nội) nằm trong một con hẻm nhỏ ở thôn Tu Hoàng, xã Xuân Phương,
Từ Liêm, Hà Nội. Cả xóm trọ có 13 căn phòng cấp 4 ẩm và tối, mỗi căn rộng chừng
9m2. Tất cả 13 phòng trọ chung nhau 2 nhà vệ sinh với cánh cửa hỏng bản lề siêu
vẹo, nước giếng khoan từ trên bể bị trào ra ngoài tạo thành những mảng màu nâu
vàng trông rất mất vệ sinh.
Giá của phòng trọ nền xi măng không hoàn toàn bằng phẳng ấy trước đây là 350
nghìn giờ cũng đội giá lên tới 650 nghìn, giá điện trước kia là 2000đ/kwh còn
bây giờ là 3000 đ/kw. Liêm chia sẻ: “Giờ mặt hàng gì cũng tăng giá nên cũng phải
chấp nhận thôi. Với lại giá phòng trọ ở đây dù có tăng thì cũng không thể cao
bằng các chỗ khác. Giá phòng ở đây thuộc loại thấp nhất Hà Nội rồi”.
Không thể chuyển phòng, cách duy nhất để Liêm chống lại cơn lốc tăng giá này là
tiết kiệm tối đa tiền thức ăn, hạn chế tụ tập bạn bè đi chơi, liên hoan. Phòng
trọ có 3 người nhưng chưa ai có máy tính nên để tiết kiệm giá điện thì chiếc ti
vi màu 14 inch được chỉ định là tạm dừng hoạt động.
Khu Tây Tựu, Từ Liêm là khu trọ có mức giá “siêu rẻ” hiện nay với giá thấp nhất
cho một phòng khoảng 8m2 là 400.000đ. Do vậy với các sinh viên nghèo thì dù tăng
giá chăng nữa đây vẫn là mức giá “dễ thở” so với các khu vực lân cận.
Vì lẽ đó, nên dù không sạch sẽ
cho lắm thì nó vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho những sinh viên nghèo trọ học.
Các phòng trọ “siêu rẻ” này thường rất mất vệ sinh với hệ thống công trình phụ
đã quá “già cỗi” song vẫn chưa được thay thế. Tại một vài xóm trọ “siêu rẻ” khác
ở Hà Nội, bên trong phòng trọ tối tù mù, cả dãy phòng xiêu vẹo, lối ra vào chỉ
đủ rộng để dựng 2 chiếc xe đạp là đã không còn đường để len qua, mái ngói lợp ở
hiên cũng viên lành viên vỡ rất mất an toàn.
Tất cả khó khăn, nguy cơ… những sinh viên nghèo thuê trọ tại đây đều có thể nhận
ra, nhưng chuyển đi chỗ khác ư? Chẳng ai có gan làm vậy khi giá cả đang tăng
chóng mặt.
Nhọc nhằn đấu tranh với… dạ dày
Thời điểm mà giá cả các mặt hàng đồng loạt tăng cao, sinh viên nghèo luôn phải
xác định rõ 'cuộc chiến chống bão giá' là lâu dài và đầy rẫy khó khăn.
Đào Phương (Đại học Thương mại) ngao ngán thở dài: “Giờ cứ hễ đi ra chợ mua thức
ăn là có cảm giác như bị cướp mất tiền. Để cắt giảm tiền ăn hàng tháng nên phòng
mình tuần nào cũng cử người về quê để nhận lương thực, thực phẩm “tiếp tế” của
bố mẹ. Khi thì là ít rau củ xanh, khi thì là lọ ruốc hoặc ít lạc để ăn dần. Có
lần mình tha lôi nhiều đồ quá nên khi lên xe bus còn bị bác phụ xe mắng cho một
trận vì chiếm nhiều… diện tích quá”.
Riêng Trần Hoa (Đại học Mở Hà Nội) thì nỗi khổ sở càng tăng lên gấp bội khi
trong một lần về quê xin “cứu trợ” của phụ huynh, Hoa vô tình bị móc mất ví trên
xe bus. Một triệu tám (gồm tiền đóng học phí và tiền chi tiêu vặt) cùng hàng
loạt giấy tờ tùy thân quan trọng đã không cánh mà bay. Vừa thấy bản thân có lỗi
lại vừa thương bố mẹ, Hoa khóc ròng mấy ngày liền.
Với nhiều sinh viên nữ, nhu cầu
chăm sóc cho vẻ bề ngoài là rất lớn, song với tình trạng giá cả các mặt hàng
đồng loạt leo thang, số tiền hàng tháng bố mẹ gửi lên lại không tăng nên nhiều
bạn đành “trưng dụng” tiền mua mỹ phẩm cho các nhu cầu khác thiết yếu hơn.
Nguyễn Vân (Đại học Lao động Xã hội): “Trước mình cũng hay tốn tiền cho mấy loại
mỹ phẩm nhưng giờ phải dè dặt hơn rồi. Mình phải tiết kiệm bằng cả cách chuyển
từ dùng sữa tắm sang xà bông bánh. Lúc đầu không quen còn thấy mẩn đỏ ở người
nhưng giờ tắm quen nên cũng đỡ hơn nhiều rồi”.
Cô bạn này còn thường xuyên ngủ dậy muộn để xí xóa hóa đơn cho những bữa sáng.
Số tiền tiết kiệm bữa sáng cộng với lương gia sư nên Vân không cần phải xin thêm
trợ cấp mặc cho nhiều khi 'cái dạ dày bị bỏ đói cũng quyết sôi lên đòi quyền
lợi'.
Giá thực phẩm tăng nên giá cơm bình dân cũng tăng theo. Do vậy nhiều sinh viên
có thói quen ăn cơm bụi cũng tập từ bỏ thói quen ấy và tự mua thức ăn về nấu
nướng. Để tiết kiệm tối đa, nhiều bạn rất hạn chế việc ăn các món xào nấu và
tăng cường cơ cấu các món luộc. Thậm chí có bạn còn chuyển từ các loại dầu ăn
đắt tiền sang loại dầu ăn khác có giá “mềm” hơn.
“Về quê thấy bố mẹ mình tiết kiệm đến nỗi chỉ dùng muối trắng mà không mua gia
vị, nước mắm thì cũng dùng loại giá bèo nhất để dồn tiền gửi lên cho mình, nước
mắt mình trào ra. Từ ngày bão giá, cuốc sống gia đình mình càng khó khăn hơn.
Bệnh của mẹ mình thì dù thuốc thang mãi cũng chưa thấy thuyên giảm nên bố mình
lo quá thành ra lại hay mắng mỏ linh tinh, thỉnh thoảng mình mới về quê nhưng
không khí gia đình căng thẳng lắm” – Ngọc Hà (Học viện Hành Chính) tâm sự.
Sống trong những phòng trọ không bảo đảm, “săn” việc làm thêm, dè xẻn chi tiêu…
có tới hàng ngàn cách để sinh viên chống chọi với cơn bão giá. Nhưng chắc chắn
ai cũng nhận ra “chống” và “trụ” là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.
-
Thu Thu