Một chú rùa biển thuộc loại bô lão ở vịnh Florida đã phải trả giá khi muốn nếm thử hương vị cá nóc.

>>Rùa cổ đại to ngang ô tô / “Thảm kịch” rùa biển sau 2 năm vụ tràn dầu vịnh Mexico

Nhân viên cứu hộ dìu chus rùa bị nạn lên bờ. Ảnh: Eg.

Cá nóc là loài cá có cách tự vệ lạ kỳ, khi gặp nguy hiểm, nó phồng mình lên như quả bóng, kích thước tăng lên rất nhanh và những chiếc gai tua tủa đâm thẳng ra. Chính vì vậy, nó đã làm cho chú rùa nọ mắc nghẹn, dãy dụa dưới biển.

Thật may mắc khi chú rùa đang lềnh bềnh trên mặt nước gần bãi biển thì nhưng người trông coi thuỷ cung nhận thấy. Những người cứu hộ lao đến dẫn chú rùa bị nạn lên bờ, gỡ được con cá nóc ra khỏi cổ họng đầy máu của chú rùa ham ăn.

Gỡ cá nóc ra khỏi họng chú rùa bị nạn là việc làm rất công phu. Ảnh: Eg.
Chú cá được đưa đến cửa hàng ăn của người Nhật trên bờ biển mà chỉ các đầu bếp được cấp bằng mới có quyền chế biến được cá nóc thành món ăn lạ miệng.

Cá nóc là loài cá chứa chất cực độc, làm tê liệt thần kinh gọi là tetrodotoxin có trong nhựa, gan, ruột, trứng, mắt và da. Lượng chất độc ở một con cá nóc đủ để giết chết 40 người khoẻ mạnh. Tuy nhiên, món ăn từ cá nóc lại rất nổi tiếng, được coi là đặc sản đắt tiền của Nhật. Cho tới nay người ta chưa tìm ra được thuốc chữa được ngộ độc cá nóc.

Con cá nói đầy gai độc phồng lên khi gặp nguy hiểm để đe doạ kẻ thù. Ảnh: Eg.
Năm 1980, Bộ Y tế Nhật Bản đã cấp bằng sáng chế cho các đầu bếp có quy trình độc đáo đảm bảo an toàn khi chế biến cá nóc và cấp bằng cho những người được huấn luyện rất kỹ. Con số người được cấp bằng đã lên tới 70 nghìn người. Nhờ vậy đã giảm hẳn được số người ngộ độc vì ăn phải cá nóc trong số du khách đến xứ mặt trời mọc.

Nhờ biện pháp phòng ngừa và kiểm tra, số người chết vì cá nóc trên toàn thế giới đã giảm từ hàng nghìn người xuống còn khoảng 20 người mỗi năm.

Bảo Châu