{keywords}
Thiếu nơi dừng đỗ phương tiện đi kèm với đó là những tình huống khó xử.

Việc bị gọi điện thoại quấy rối là điều ai cũng gặp phải, có những người có thể nhận được 3 - 5 cuộc gọi bán hàng mỗi ngày mà không hiểu lý do tại sao. Ban đầu có thể đổ lỗi cho nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ nào đó để lộ hay bán thông tin cá nhân của khách hàng, hoặc do các cuộc gọi rác tấn công qua hình thức quay số ngẫu nhiên.

Tuy nhiên, sau khi liên kết nội dung các cuộc gọi, anh Kiên hiện kinh doanh tự do ở phố Trung Hòa nhận ra rằng, hầu hết những cuộc gọi rác gây phiền hà cho anh đều tập trung vào tư vấn mua bảo hiểm thân vỏ ô tô.

Anh Kiên sử dụng 3 số điện thoại, trong đó 2 số phục vụ cho kinh doanh còn 1 số chỉ để liên lạc với người thân. Số điện thoại riêng tư này vừa được dán trên kính ô tô nửa tháng trước, anh Kiên dự đoán đây có thể là nguyên nhân khiến anh trở thành nạn nhân của những cuộc gọi rác.

Hẳn nhiều người không khỏi cảm thấy rất khó hiểu, tại sao các chủ xe lại hay bị lộ thông tin riêng tư? Thực ra nguyên nhân rất đơn giản. Với mật độ giao thông như hiện tại và thật khó để tìm được một chỗ đỗ xe mỗi khi ngồi uống café hay mua sắm, thậm chí là ăn sáng.

Không ít người có thói quen tiện đâu đỗ đó, che chắn các phương tiện khác hoặc lối đi ra vào, mặt tiền cửa hàng, chính vì vậy các chủ xe thường để số điện thoại trên kính chắn gió phía trước để tiện cho việc di chuyển phương tiện khi cần thiết.

{keywords}
Để lại số điện thoại là hành động văn minh của các chủ phương tiện, nhưng cũng chứa đầy rủi ro

Rắc rối cũng phát sinh từ đó, khi thiện chí của các chủ phương tiện lại trở thành “miếng ngon” cho những kẻ tư lợi.

Với nhiều mục đích khác nhau, có một số nhóm người chuyên thu thập các số điện thoại để lại trên xe, một cách thu thập thông tin dễ dàng mà không phải tốn nhiều chi phí. Vừa không mất tiền mua dữ liệu từ các dịch vụ bán thông tin khách hàng, lại có được dữ liệu chính xác và phù hợp để tư vấn bán hàng đúng đối tượng và có thêm nhiều nạn nhân của những cuộc gọi rác này.

Chị Hoa Hồng, là CEO của công ty gia đình chuyên cung cấp các mặt hàng mỹ phẩm, chị vẫn giữ thói quen tự lái xe đưa đón cô con gái nhỏ đến trường hàng ngày. Trong những ngày gần đây, chị cũng liên tục bị cuộc gọi rác tấn công. Bức xúc nhất là khi những cuộc gọi tư vấn bán hàng này bất kể giờ giấc, kể cả lúc lái xe trên đường hoặc đang gặp gỡ đối tác trong giờ nghỉ, cuối cùng chị phải chặn toàn bộ số lạ gọi đến.

Để tránh những rắc rối phát sinh, cũng như góp phần nâng cao ý thức của các chủ phương tiện trong quá trình di chuyển và dừng đỗ hàng ngày, dưới đây là giải pháp ICTNews đề xuất.

Hiện nay một số quốc gia đã ra đời công nghệ dán mã QR lên kính ô tô, chỉ cần quét mã để liên lạc với chủ phương tiện khi có nhu cầu di chuyển xe. Người dùng có thể ẩn số điện thoại của mình và số điện thoại của bên kia cũng có thể bị ẩn. Che giấu bí mật đời tư của bản thân và người khác một cách trực tiếp và hiệu quả, để những kẻ trục lợi không có cơ hội lợi dụng.

{keywords}
Dù hơi bất tiện lúc đầu do thói quen, nhưng đây là giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.

Trên thực tế, công nghệ QR đã được phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây. Không chỉ các ứng dụng OTT sử dụng mã QR làm phương thức tìm kiếm liên hệ, đây còn là hình thức thanh toán đang được yêu thích vì tính tiện dụng.

Ngoài ra, chỉ với một chiếc smartphone, người dùng có thể dễ dàng tự tạo cho mình những mã QR có chứa thông tin cần thiết để liên hệ mà vẫn đảm bảo tính riêng tư. Không cần quá nhiều thao tác hoặc kiến thức sâu về công nghệ, cách đơn giản nhất có thể tạo mã bằng PHP hoặc tải về mã QR của mình tạo ra từ những ứng dụng như Zalo, rồi in rồi dán thay thế số điện thoại đang để lại trên phương tiện.

Tóm lại, công nghệ giúp thay đổi cuộc sống, để tránh bị xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, công nghệ được sử dụng để giúp mọi người bảo vệ chính mình.

Điệp Lưu