Thay vì trước hết mô tả đất nước Nhật Bản của hiện tại theo lối viết truyền thống, sau đó đưa ra những khuyến nghị về mặc chính sách… thì ở cuốn sách này, tác giả đã phác họa một bức tranh về đất nước Nhật Bản trong tương lai của năm 2050. Đó là một đất nước Nhật Bản đã được tái thiết lần thứ ba với rất nhiều sự thay đổi; phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động và đáng ngạc nhiên hơn là Nhật Bản trở thành một quốc gia nói tiếng Anh. Câu chuyện giả tưởng đó chính là những thông điệp và kỳ vọng của tác giả đối với đất nước này.

{keywords}
 

VietNamNet xin trích đăng Chương 10 của cuốn sách với tựa "Đi lên với dân, đi xuống với quan".

Bạn nghĩ rằng Tokyo ấn tượng, nhưng giờ, khi đến Osaka, bạn băn khoăn tự hỏi liệu có phải thay vì đến một thành phố khác, bạn lại đang đến một quốc gia khác. Cái tên Singapore luôn lặp lại trong suy nghĩ của bạn. Mọi thứ ở đây dường như mới hơn một chút, tốt hơn một chút đã được phát minh và thực hiện, có một năng lượng và tính năng động của con người đặc biệt đáng chú ý.

...

Trường hợp thảm hoạ Fukushima

Dù mang tính phá hủy nặng nề, nhưng ở một khía cạnh khác thì thảm họa Fukushima lại rất tích cực. Đó là cách hành xử của người dân Nhật Bản, đặc biệt là những người sống ở khu vực chịu tác động trực tiếp của trận động đất, sóng thần và tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân. Hoàn toàn trái ngược với cảnh cướp bóc và bạo loạn thường xảy ra ở những nước khác như Hoa Kỳ và Philippines trong những hoàn cảnh tương tự, những cảnh tượng như vậy không hề có ở Nhật Bản.

Trên thực tế, thế giới kinh ngạc trước những tấm gương về lòng kiên nhẫn, giữ gìn trật tự tốt, chịu đựng đau khổ và việc tổ chức nhanh chóng cứu trợ của những người không bị ảnh hưởng. Đó là một Nhật Bản đã cố gắng hết sức mình. Những người biết rõ Nhật Bản thường nhấn mạnh rằng sức mạnh lớn nhất của đất nước này là bản tính kiên trì chịu đựng trong nghịch cảnh và dường như là điều thường thấy của các công dân. Trái ngược với nguồn tài nguyên nghèo nàn của mình, họ dường như tự động tổ chức và đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất và công bằng nhất - không có nhiều phàn nàn và tranh luận.

...

Tất nhiên, một lý do tại sao các quan chức lại quá quyền lực đó là người dân không có quyền và vì thế có thể bị bộ máy quan liêu xem thường mà không sợ bị trừng phạt. Trong giai đoạn hiện đại hóa cuối của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã áp dụng một hệ thống quản trị tập trung quyền lực trong tay các quan chức trung ương ở Tokyo, tương tự như mô hình của Pháp, trong đó sự kiểm soát được thực hiện chủ yếu từ Paris.

...

Với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của người Mỹ, Đảng Dân chủ đã trở thành một đảng chính trị chi phối và bộ máy chính quyền đặc lợi này đã hình thành mối quan hệ chặt chẽ với Đảng Dân chủ cũng như với những doanh nghiệp lớn đã rơi vào tình trạng quản lý quan liêu. Những doanh nghiệp này thường cung cấp sự nghiệp thứ hai cho các quan chức, những người khi đến độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 55 tuổi, được cấp những gì được gọi là amakudari, một xu hướng từ “thiên đường” quan liêu vào bầu không khí ít sôi nổi hơn nhưng sinh lợi hơn trong việc thu về lợi nhuận của các công ty.

Thực tế, chỉ riêng việc thiết lập một mạng lưới rộng lớn bao gồm các nhà tư vấn và những vị trí liên quan đến kinh doanh cho các quan chức về hưu thì bản thân nó đã là một vụ làm ăn lớn. Phần lớn các bộ, ngành tham gia vào việc lên kế hoạch “nhảy dù” của các thành viên vào những vị trí mới sau khi nghỉ hưu. Tình hình này đã thay đổi một chút vào những năm 1990 sau những vụ tai tiếng và với sự nổi lên của những đảng chính trị mới. Tuy nhiên, cơ cấu quản trị vẫn tập trung cao, quan liêu, mang tính chuyên quyền và đang làm mất hiệu lực các chính quyền khu vực và địa phương cũng như các doanh nghiệp tư nhân bình thường.

Cải cách được khu biệt hoá

Để đối phó với tình huống bế tắc này, một số lãnh đạo địa phương đã khởi xướng nỗ lực cải cách và tái cấu trúc tại chính khu vực họ quản lý. Trong Chương 4, có một phác thảo về những hành động của chính quyền địa phương ở Yokohama liên quan đến chăm sóc trẻ em. Vào đầu những năm 2000, Thị trưởng quận Suginami, Tokyo, Hiroshi Yamada, đã tiến xa hơn với tầm nhìn của mình về “Smart Suginami”, hướng đến có được một chính quyền địa phương nhỏ gọn với những dịch vụ hiệu quả sử dụng ít nguồn tài nguyên hơn. Để bắt đầu, ông đã tư nhân hóa một phần chương trình ăn trưa tại trường học.

Dù vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các tổ chức công đoàn nhà nước và những tổ chức chính trị có liên quan, nhưng động thái cuối cùng đã chứng minh thành công, kết quả không chỉ tiết kiệm được một khoản rất lớn cho quận mà còn cho phép trẻ em đặt hàng trước những món ăn yêu thích của chúng. Ngoài ra, Yamada đã đóng cửa một số văn phòng quận, giới thiệu việc dùng máy để cấp giấy chứng nhận cư trú và ký hợp đồng thầu lại những công việc khác của quận với những tổ chức phi lợi nhuận.

Thông qua những biện pháp này và nhiều biện pháp khác nữa, ông đã có thể giảm số lượng nhân viên của quận xuống còn hơn 600 và tiết kiệm được 25,4 tỷ yên, (khoảng 200 triệu đôla Mỹ). Làm như vậy, ông đã cắt giảm gần một nửa số nợ và tăng gấp hơn hai lần quỹ tiết kiệm của quận. Yamada cũng đưa ra những khoản khấu trừ thuế cho các tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi và những dịch vụ khác của quận.

Ngoài ra, ông đã thiết lập một dịch vụ xe buýt của quận, cung cấp dịch vụ vận chuyển tiện lợi cho cư dân quận Suginami trong khi cũng thu được lợi nhuận bằng cách thu một khoản nhỏ tiền vé. Trường hợp Suginami này cho thấy rằng nếu một lãnh đạo có tầm nhìn rõ ràng và có thể trao đổi tốt với người của mình, thì cải cách ở địa phương có thể đạt được thành tựu mà không cần cầu xin hoặc khẩn cầu sự giúp đỡ từ lãnh đạo chính quyền trung ương. Xu hướng này đã được phản ánh ở những địa phương khác tại Nhật Bản.

Vào cùng khoảng thời gian đó, thống đốc tỉnh Totori, Yoshihiro Katayama, đã tiến hành cuộc cải cách dân chủ. Ông nhấn mạnh vào tính minh bạch trong tất cả các hoạt động công. Ông tổ chức tất cả cuộc gặp và cung cấp những tài liệu chính thức cho tất cả các công dân mọi lúc. Thực tế, truyền thông và công chúng đã được khuyến khích đến các văn phòng chính phủ với tư cách cá nhân và quan sát công việc bất cứ khi nào họ muốn. Katayama đã bỏ qua thủ tục nemawashi (vận động hành lang) truyền thống, mang tính cá nhân, cho việc phát triển nền lập pháp, những quy định pháp luật và nhấn mạnh đến cuộc tranh luận cởi mở của tất cả những người có liên quan.

Do vậy, các ủy ban làm việc, thường bị đóng cửa, đã được mở cửa cho công chúng. Điều này có nghĩa là các thành viên của ủy ban làm việc có thể không chỉ ngồi cho có. Câu lạc bộ báo chí truyền thống của các đại diện truyền thông đã bị đóng cửa và việc phát những thông cáo báo chí đã bị đình lại. Như Katayama đã chỉ ra, vì báo chí luôn luôn có thể có mặt khi các cuộc thảo luận và ra quyết định diễn ra, nên không cần đến các thông cáo báo chí và những thỏa thuận đặc biệt cho các nhà báo.

Lệnh cấm này dựa trên quyết định của thủ tục nemawashi đã dẫn đến việc hủy bỏ một số dự án công trình công cộng đã được chấp thuận bí mật trước đó, nhưng trong dự án đó chắc chắn là hao tốn tiền bạc và do vậy đã làm hao hụt ngân sách của quận. Như Katayama đã chỉ ra, hội đồng địa phương đã quen với việc tự động thông qua những việc đã được bí mật đồng thuận, thông qua thủ tục nemawashi. Loại hình thỏa thuận này chắc chắn có nghĩa là một số người có liên quan trong quyết định này nợ một thứ gì đó với những người khác cùng tham gia vào việc ra quyết định đó. Điều này dẫn đến tham nhũng.

Khi quyền lực thực sự của việc ra quyết định chuyển sang các “diễn giả” trên sàn hội đồng ra quyết định, thì các chính sách và các dự án chỉ được thông qua dựa trên cơ sở đóng góp tiềm năng của họ vào lợi ích công, ông lập luận. Đã có những lần đề xuất của Katayama bị hội đồng bác bỏ, điều chưa từng xảy ra trong trường hợp những thống đốc trước đó. Theo quan điểm của ông thì đây là điều tốt, vì nó cho thấy rằng ngay cả một thống đốc cũng có thể bị bác bỏ bởi những người đại diện của nhân dân. Theo ông, điều xảy ra quá thường xuyên trước đó là thảo luận của hội đồng đơn giản chỉ là một vở kịch Kabuki31. Sự chấm dứt của thủ tục nemawashi đã dẫn đến nhiều thành viên trẻ của hội đồng trở nên tích cực trong tranh luận và đưa ra nhiều đề xuất mới mẻ và hữu ích.

...

Kết quả là Osaka hiện nay thường được so sánh với Singapore như một ốc đảo xuất sắc, nơi mọi thứ đều được lên kế hoạch tốt, vận hành tốt và thiết thực. Do sự tư hữu hóa của ngành chăm sóc sức khỏe, giờ đây thành phố là trung tâm y tế toàn cầu với các bệnh nhân đến từ khắp nơi trên thế giới để hưởng lợi từ phương pháp điều trị tiên tiến và các bác sĩ đẳng cấp thế giới. Bằng cách giảm thuế doanh nghiệp từ gần 40% xuống còn 10% cho tất cả các công ty đặt tại đây và hoạt động trong phạm vi quyền hạn của thành phố, Osaka hiện đang trải qua một sự đầu tư, sản xuất mới và đổi mới sáng tạo từ những công ty có thể chi tiêu nhiều hơn cho R&D.

Sinh viên Osaka đã trở nên nổi tiếng về sử dụng lưu loát tiếng Anh. Đây là kết quả của việc tư nhân hóa các trường tiểu học và trung học của thành phố, cho phép thay thế các giáo viên tiếng Anh không nói thông thạo tiếng Anh với các chuyên gia thông thạo ngôn ngữ. 

...

Tình Lê

Sách 'Tư duy đột phá': Lợi ích của việc xây dựng giải pháp tương lai

Sách 'Tư duy đột phá': Lợi ích của việc xây dựng giải pháp tương lai

Một người muốn đạt được những kết quả đột phá liên tục thì người đó rất cần có những lý tưởng và tầm nhìn cao cả.