Đây là cuốn sách được xem là "tập bản đồ thế giới tương lai" dự đoán về một thế giới sắp đến. Tác phẩm này được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng gửi tặng lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị quản lý thuộc Bộ nhân dịp năm mới Tân Sửu. Được sự cho phép của Alpha Books - đơn vị xuất bản cuốn sách, VietNamNet xin trích đăng một phần của cuốn sách này.

{keywords}
 

Israel được biết đến là một cường quốc công nghệ thông tin, cường quốc về an ninh. Israel là quốc gia được Chính phủ Nhật Bản tin tưởng nhất nên phía Nhật đã tha thiết đề nghị hợp tác công nghệ tại Olympic Tokyo năm 2020 về vấn đề bảo vệ an ninh như thế nào, chống bị tấn công mạng hay bị hack ra sao.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Microsoft cũng ở thành phố cảng Haifa của Israel, ngay cả Bill Gates cũng không ngại bày tỏ rằng Israel có tiềm lực công nghệ tiên tiến, với sức mạnh vô cùng siêu việt. Do đó đang có 400 nhân tài ưu tú của Israel làm công tác nghiên cứu phát triển, gánh vác vận mệnh của Microsoft.

Không chỉ Microsoft mà còn cả Intel, Motorola, Apple, Google,… từ các hãng linh kiện bán dẫn cho đến các tập đoàn thiết bị viễn thông, phần mềm, điện toán đám mây, hết thảy đều có đặt cơ sở tại Israel. Nhân tài của Israel không những cực kỳ ưu tú lại còn vô cùng đông đảo, dường như họ tạo được niềm tin nơi các doanh nghiệp tiên tiến hàng đầu trong giới công nghệ thông tin.

Tại sao đất nước Israel có thể giữ chân được đông đảo nhân tài ưu tú như thế? Tôi cho là có hai nguyên nhân lớn.

Thứ nhất, là nguyên nhân bắt nguồn từ việc những người Do Thái không giữ được quốc gia mà phải nhận quốc thổ tại “Miền đất hứa” Palestine. Để sống được trong vùng đất 60% là sa mạc thì phải khắc phục hoàn cảnh và phát triển bằng công nghệ. Vì lý do đó họ nỗ lực nâng tầm quốc gia trong công tác giáo dục, bồi dưỡng nhân tài.

Thêm một lý do nữa là Isreal bị bao vây bởi các nước Ả Rập đối địch nên họ cần củng cố sức mạnh quốc phòng. Vì vậy hiện nay cả nam lẫn nữ đều đi quân dịch, kế hoạch bồi dưỡng nhân tài ưu tú trong quân đội được thực thi triệt để. Hai nguyên nhân cốt lõi đó kết hợp với nhau đã mang đến thành quả to lớn.

Ngoài ra tại cả tám trường thuộc đại học tổng hợp đều triệt để triển khai việc học công nghệ thông tin trong sinh viên. Khi vào quân đội, mọi người cũng sẽ được học cách áp dụng công nghệ thông tin vào việc bảo vệ tổ quốc như thế nào. Ngoài ra, đối với những nhân tài ưu tú, chính phủ còn trao học bổng hậu hĩnh để họ đi du học các nước trên thế giới như Mỹ. Đó là một Israel tập trung nâng sức mạnh quốc gia bằng sức mạnh khối óc. Có thể nói Israel là phiên bản quốc gia của thung lũng Silicon ở Trung Đông.

Diện tích của Israel là 22.000 kilômét vuông, tương đương Shikoku của Nhật Bản. Dân số cũng không nhiều hơn 8,7 triệu người. Như chúng ta biết, đất nước Israel ra đời khi họ được trao mảnh đất này thông qua quyết định tách đôi quốc gia của người Do Thái và người Ả Rập năm 1948, vì vậy họ liên tục bị phản đối gay gắt từ các nước Ả Rập. Chiến tranh lặp lại bốn lần, đến nay vẫn còn căng thẳng.

Đại học Ben-Gurion của Negev ở khu vực miền Nam đặt gần ngay Cục tình báo của quân đội Israel. Israel xây dựng Cyber Indusrie Park ở đây thông qua việc kêu gọi các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến từ khắp các nơi trên thế giới đến thực hiện. Họ cung cấp nhân tài ưu tú, đãi ngộ về chế độ thuế đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa, họ còn tiến hành sát sao vấn đề an ninh mạng, không để rò rỉ thông tin nên được các doanh nghiệp tiên tiến thế giới đánh giá rất cao.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã hào hứng nói rằng: “Trong thế giới internet chưa có vị cảnh sát trưởng của miền Tây hoang dã nên những kẻ phạm pháp nghênh ngang khắp nơi. Vì thế Israel có nhiệm vụ đào tạo các cảnh sát trưởng đó”.

Ngoài ra, ông còn gây ấn tượng rất sâu sắc khi nhấn mạnh với những người trẻ rằng “Không nên bị bó buộc bởi những quan niệm cũ mà phải bay ra ngoài, khỏi môi trường đã được dành sẵn cho mình”.

Trong cuốn sách, tác giả Hamada dự đoán tương lai thế giới tới năm 2100, có vài điểm đáng chú ý như sau:

– 2022: Chiến tranh giành nguồn nước bùng nổ khắp thế giới.
– 2023: Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền.
– 2024: Putin tiếp tục tuyên bố nắm quyền, phong trào chống Putin ở Nga trở nên gay gắt; thế giới khủng hoảng, thất nghiệp.
– 2026: Việt Nam nhảy vọt thành cường quốc kinh tế số.
– 2028: Nhiều nước áp dụng chế độ “thu nhập cơ bản” vô điều kiện.
– 2029: Sự ra đời của robot có ý thức và tình cảm.
– 2030: GPD Việt Nam bứt phá mốc 10.000 USD.
– 2031: Thủ đô Bangkok bị chìm.
– 2033: Design food ra đời, đáp ứng nhu cầu từng cá nhân.
– 2035: Kết thúc thời đại ăn thịt.
– 2040: Ấn Độ đạt sức mạnh kinh tế ngang Mỹ – Trung.
– 2041: Dân số Nhật Bản còn 60 triệu người.
– 2047: Kết thúc chế độ tự trị Hồng Kông, nhập vào TQ.
– 2048: Việt Nam lọt vào top 20 thế giới về quy mô kinh tế.
– 2049: “Công xã kinh tế tân chủ nghĩa xã hội” do Nga và Trung Quốc sáng lập tập hợp các quốc gia vừa và nhỏ.
– 2053: Designer Baby, những đứa trẻ được thiết kế sẵn được tầng lớp trung lưu ưa chuộng.
– 2059: Xây dựng các cơ sở di cư trên Mặt Trăng, Sao Hoả.
– 2065: Kỹ thuật di truyền phát triển, tuổi thọ của con người có thể lên tới 600 năm.
– 2067: Thu nhập nam nữ hoàn toàn bình đẳng.
– 2082: Mỹ cắt nhượng một phần lãnh thổ cho Mexico.
– 2090: Tôn giáo biến mất khỏi văn hoá Âu – Mỹ.
– 2093: Hai triệu người di cư lên Sao Hoả.
– 2095: Không sử dụng ngôn ngữ quốc gia dân tộc, mà dùng “ngôn ngữ ý thức”, có thể giao tiếp với AI.

 

Tình Lê

Sách 'Cường quốc trong tương lai': Biến đau thương thành sức mạnh Việt Nam

Sách 'Cường quốc trong tương lai': Biến đau thương thành sức mạnh Việt Nam

Trong cuốn sách 'Cường quốc trong tương lai - Vẽ lại bản đồ thế giới năm 2030', tác giả Hamada Kazuyuki dành hẳn một phần để luận bàn về kinh tế Việt Nam.