Công ty Hàn Quốc này trong một “buổi thảo luận tích cực” với các quan chức Mỹ để xử lý vấn đề an toàn có khả năng xảy ra đối với các loại máy giặt cửa trên của hãng được sản xuất từ giữa tháng 3/2011 đến tháng 4/2016 đã cho biết: “Trong một số hiếm các trường hợp”, những chiếc máy giặt bị ảnh hưởng “có thể có chuyển động rung bất thường” có khả năng làm bị thương hoặc hỏng hóc tài sản khi giặt những món đồ nặng, đồ chống nước hoặc ga và chăn.

Phát ngôn viên của Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSC) từ chối đưa ra bình luận về bản chất của cuộc thảo luận này và cũng không chỉ rõ model máy giặt nào bị ảnh hưởng. Vào tháng 8, 3 khách hàng đã đâm đơn kiện Samsung, cáo buộc máy giặt của hãng bỗng nhiên bốc cháy khi đang sử dụng.

Cô Michelle Soto Fielder sống tại McAllen, Texas cho biết chiếc máy giặt Samsung của cô mua hồi tháng 6/2012 bỗng nhiên bốc cháy vào tháng 2/2016, theo một đơn kiện gửi đến Tòa án hạt New Jersey.  Vụ nổ rất lớn, tạo ra một vết sứt trên tường của gara nơi đặt chiếc máy giặt.

Jason Lichtman, luật sư của nguyên đơn cho biết model được nhắc đến là WA400 và WA500 của hãng Samsung.

Phát ngôn viên của Samsung đã không trả lời điện thoại và email liên hệ của phóng viên trang Wall Street Journal.

Samsung đang gặp rất nhiều rắc rối liên quan đến cháy nổ trong thời gian gần đây khi hãng phải thu hồi 2,5 triệu chiếc Galaxy Note 7 vì sự cố pin. Hiện các máy Note 7 được đổi trả cũng gặp tình trạng lỗi pin và thậm chí cả máy được đánh dấu an toàn vẫn phát nổ.

Năm 2013, Samsung đã phải triệu hồi hàng ngàn máy giặt tại Úc vì nguy cơ cháy nổ. Một phát ngôn viên của CPSC cho biết các vấn đề xảy ra đối với những người sử dụng máy giặt tại Mỹ có vẻ khác với vấn đề từng xảy ra tại Úc.