{keywords}
Samsung và LG thay đổi kế hoạch sản xuất tấm nền LCD do nhu cầu tăng vọt trong đại dịch Covid-19. (Ảnh: LG)

Theo nguồn tin của Nikkei, Samsung Electronics dự định tiếp tục sản xuất tấm nền LCD đến hết năm 2022. Trước đó, tháng 3/2020, hãng điện tử Hàn Quốc thông báo sẽ ngừng sản xuất tấm nền LCD từ cuối năm để tập trung vào tấm nền OLED cho smartphone và tivi thế hệ mới. Công ty đã đàm phán xong với các đối tác cung ứng linh kiện.

Thay đổi ảnh hưởng đến nhà máy Asan của Samsung. Dây chuyền tại đây có thể sản xuất tấm nền cho khoảng 1,2 triệu tivi 55 inch mỗi tháng.

Samsung không thể đoán được nhu cầu máy tính cá nhân sẽ tăng vọt do hoạt động học tập, làm việc từ xa giữa dịch Covid-19. Mọi người nhanh chóng mua thêm tivi mới. Nguồn cung tấm nền ngày càng cạn kiệt, tạo động lực cho Samsung tiếp tục sản xuất màn hình trong năm 2021.

Câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại LG Display. Tháng 1/2020, LG Display chia sẻ kế hoạch ngừng sản xuất tấm nền LCD cho tivi tại Hàn Quốc vào cuối năm, song tháng trước quyết định tiếp tục sản xuất. Công ty báo với các nhà cung ứng về việc nhà máy Paju vẫn hoạt động đến năm 2022.

Samsung và LG đều đã khấu hao xong các nhà máy “có tuổi” của mình. Do đó, họ sẽ có thêm thu nhập khi tiếp tục sử dụng trang thiết bị cũ. Một quan chức LG tiết lộ vẫn sản xuất miễn là khách hàng có nhu cầu.

Khủng hoảng chip hiện tại đe dọa các nhà sản xuất màn hình Trung Quốc và Đài Loan. Các công ty gia công chip ưu tiên chip trên xe hơi và đẩy chip điều khiển màn hình LCD, vốn có tỷ suất lợi nhuận thấp, xuống vị trí thấp hơn. Tuy nhiên, những gì Samsung cần làm là huy động công ty chip trong tập đoàn.

Giá màn hình đang tăng mạnh. Vào tháng 5, tấm nền 55 inch – chưa bao gồm đèn hậu – được bán với giá khoảng 225 USD/tấm, tăng gấp đôi so với mức 106 USD của một năm trước đó. Theo David Hsieh, Giám đốc cấp cao hãng nghiên cứu Omdia, đây là mức tăng chưa từng có.

Samsung là thương hiệu tivi số một thế giới với 32% thị phần, doanh số hàng năm hơn 70 triệu máy. Công ty cũng phải mua màn hình từ các nhà cung ứng bên ngoài như China Star Optoelectronics Technology, BOE và Innolux. Nguồn cung khan hiếm đồng nghĩa giá tấm nền cao hơn, ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng. Chính vì thế, Samsung có lý do để tiếp tục sản xuất màn hình tivi.

Dù vậy, theo Yoshio Tamura, Chủ tịch hãng nghiên cứu DSCC khu vực châu Á, nhận định hiện tượng tăng giá màn hình không kéo dài mãi mãi. Nhu cầu bắt đầu giảm và cung có thể vượt quá cầu trong nửa sau năm nay.

Du Lam (Theo Nikkei)

Các hãng chip kiếm đậm trong khủng hoảng bán dẫn, trừ Samsung

Các hãng chip kiếm đậm trong khủng hoảng bán dẫn, trừ Samsung

Báo cáo của hãng nghiên cứu TrendForce chỉ ra doanh thu gộp của 10 nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới lập kỷ lục 22,75 tỷ USD trong quý I.