Chủ nhật hàng tuần, những người yêu thích sưu tập đồ cũ lại tìm đến phiên chợ ve chai. Đây là đại bản doanh của phiên chợ tuần độc đáo nhất TP HCM.

Chợ ve chai này bắt đầu từ năm 2009, nằm gọn trong khuôn viên quán cà phê Cao Minh ngay trong hẻm cạnh cầu Bằng Ky trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh (TP.HCM). Nhưng do một số lý do, chợ ve chai Sài Gòn đã ngưng hoạt động khoảng nửa năm và bắt đầu hoạt động trở lại thời gian gần đây.

Không ồn ào, xô bồ, không có cả những tiếng ì xèo theo kiểu chợ búa hằng ngày… “chợ” saigonvechai còn là nơi thư giãn cuối tuần của những người đam mê thú vui hàng “độc”.

{keywords}

Phiên chợ ve chai được bày bán

Phiên chợ ve chai

Gọi là ve chai, nhưng những ai đã một lần đến với phiên chợ này đều “lác mắt” vì “hàng” ở đây đều thuộc vào “top” những mặt hàng khó kiếm và đắt đỏ. Một chiếc hộp quẹt zippo chỉ nhỉnh hơn bao diêm có giá hàng trăm, hàng ngàn USD, những chiếc xe máy hiệu Mobylette, Vespa, Lambretta… được sản xuất từ những năm 40-60 của thế kỉ trước đáng giá hàng ngàn USD, hay những chiếc máy ảnh, máy hát, đồng hồ, vật dụng tưởng chừng là… đồ bỏ lại khiến không ít người mê mẩn. Như đồng hồ đeo tay Citizen 100.000 đồng/chiếc, Omega mạ vàng 300-400 USD/chiếc, chiếc tẩu hút thuốc có giá 500.000 đồng/cái, bộ hộp muỗng, nĩa cái giá 4.000.000USD...

Người Sài Gòn vẫn còn thú nhâm nhi cà phê và la cà ngày cuối tuần. Sau một tuần làm việc người ta luôn cần bè bạn để giao lưu trò chuyện, một nơi để thư giãn đọc sách báo và thú dạo chợ la cà. Ngày xưa quen gọi xả hơi cuối tuần và cũng là một nét văn hoá rất riêng của dân Sài thành và Saigonvechai với mong muốn tạo nên một sân chơi dành cho bạn bè một quán cà phê kết hợp những nhu cầu trên cùng sở thích sưu tập tại quán cà phê Cao Minh.

Nói về ý nghĩa của “sàn giao dịch ve chai” độc đáo này, chủ phiên chợ ve chai, anh Trần Khắc Dũng, cũng là một người mê chơi đồ cũ chia sẻ: “Có những món đồ đối với người này không còn giá trị sử dụng nhưng với người khác thì nó là vô giá. Nếu người cũ không còn sử dụng được món đồ của mình mà vứt đi thì thật lãng phí thay vì tìm cho nó một người chủ mới”.

Đến với chợ ve chai vào mỗi buổi sáng chủ nhật, khách hàng có thể tìm thấy đủ loại mặt hàng, vật dụng đã tồn tại một thời trong lịch sử. Điểm khác biệt giữa những món đồ này với hàng ve chai bình thường chính là giá trị lịch sử và lý lịch riêng của nó. Theo các tay chơi hàng “độc”, muốn đánh giá một món hàng phải dựa vào niên đại, số lượng, những thông tin liên quan tới nó, đặc biệt là thông tin về người sở hữu hoặc trao tặng món hàng này. “Hàng” càng lâu năm, số lượng càng ít, chủ sở hữu là những nhân vật “quan trọng” thì “hàng” càng có giá.

Đồ ve chai giá tiền triệu

Chợ Sài Gòn ve chai được phân ra nhiều không gian trưng bày, bán hàng. Mỗi món đồ đưa ra bán đều được chủ nhân thuyết trình về giá trị lịch sử, nguồn gốc. Bất cứ thắc mắc nào của khách cũng được tận tình giải đáp. Và cũng có khi, người xem bổ sung thông tin cho chủ sở hữu món đồ, nên tất cả đều có cơ hội học hỏi lẫn nhau, hiểu biết thêm về thế giới “ve chai”.

Gọi là ve chai, song nhiều món “ve chai” có khi mang giá đến vài nghìn USD. Như chiếc đồng hồ Uply thập niên 1950 - 1960 được chào giá 11 triệu đồng; đồng hồ Omega mạ vàng giá 300 - 400 USD một chiếc; xe mô tô cổ sản xuất trước năm 1.900 giá 6.000 USD… Cũng có những thứ chủ nhân của nó chỉ mang đến… “khoe” chứ không bán, dù được trả giá rất cao. Khách đến chợ ve chai quen có, mới đến lần đầu cũng có, khách thành phố, khách ở các tỉnh, kiều bào, cả người nước ngoài.

{keywords}

Bộ muỗng nĩa dát vàng có giá hàng ngàn USD

Anh Lê Giang (nhà ở quận 10) là một người đi chợ thường xuyên, cho biết, hầu như chủ nhật nào anh cũng đến “sàn giao dịch”. Anh chia sẻ: “Nhiều hôm…đi chợ không tha về nhà được món đồ nào, nhưng không phiên họp chợ nào tôi bỏ. Bởi không mua bán thì mang về thêm kiến thức, bổ sung ở các lĩnh vực mình thiếu”.

Còn anh Sỹ (quận 12) cứ mỗi sáng chủ nhật lại đến đây mong tìm được một món đồ cũ nào đó mang về cho bộ sưu tập đồ cũ của mình. Cũng có người đến chỉ để tìm mua một phụ kiện nào đó cho món đồ mình đang sử dụng. Trần Khắc Dũng còn khoe, các anh còn có hơn 100 đầu sách chuyên về xe, dân sành chơi xe hơi thường đến đây mượn nghiên cứu. Ngoài ra anh còn có nhiều chiếc Rumi thuộc dòng Scooter rất quý hiếm. Dũng còn một chiếc Vespa đời 1953 do Pháp sản xuất. Chi tiết “Pháp sản xuất” chính là cái đáng chú ý. Vì thời đó, Vespa chủ yếu là do Ý sản xuất, chiếc Vespa trên của anh Dũng được người Pháp mang sang Việt Nam, chứ từ sau năm 60, nước ta mới nhập dòng xe Vespa...

Một thành viên khác cũng thuộc “ban quản lý chợ” trịnh trọng đặt lên bàn chiếc khung gỗ hai thanh kiếm Nhật sáng loáng (dùng để trưng bày trong phòng khách) và các phụ kiện đi kèm ghi rõ lò sản xuất ở Nhật Bản, “giá 700 Đô la Mỹ”. Kế bên khu vực pha chế cà phê và đồ ăn sáng, một người đàn ông tóc lưa thưa đang khui chiếc hộp gỗ chứa đầy hộp quẹt zippo, đồng hồ đeo tay, bút máy, nhẫn kiểu… xếp vào một chiếc tủ kiếng.

{keywords}

Bộ muỗng nĩa và dao dát bạc có giá 4.000USD

Phía trước sân khấu, một “tiểu thương” đang khệ nệ đẩy chiếc tủ nhựa đựng đầy phụ tùng xe máy cổ ra góc sạp của mình. Dọn hàng xong, anh chàng có vóc dáng đậm chắc, buộc tóc đuôi gà này lại hì hục dùng ống bơm tay để bơm bánh chiếc xe Mobylette biển số CSQG - KA 0113 do Pháp sản xuất năm 1949.

Ngó nghiêng trong gánh ve chai Sài Gòn, chúng tôi bắt gặp khoảng vài chục chiếc đàn piano cổ do Nhật, Nga, Pháp sản xuất, đã từng được sử dụng trong các nhà dòng xưa. Như lời giới thiệu của chủ vựa, đó là những cây đàn âm thanh đầy cảm xúc, tinh tế, cổ kính... Trong gánh ve chai có cả những chiếc đèn dầu cổ từ thời Pháp thuộc, có cả bộ ván gõ đỏ mà theo lời người rao bán là có nguồn gốc từ Huế, qua tay thân sinh ông Lý Bá Phẩm, tỉnh trưởng Khánh Hòa trước năm 1975, rồi lưu lạc nhiều đời.

Ai đó vừa mua được một món đồ mới, dù đắt tiền hay không nhưng mang về nhà lại chán không muốn dùng nữa thì nó là ve chai. Muốn đẩy nó đi khuất mắt nhưng chẳng biết bằng cách nào, mà cho không thì lại... tiếc của. Đặc biệt với những người dọn nhà, đồ cũ rất nhiều: vài cái bàn ghế cũ, cái tủ tróc sơn, cái giường nệm thủng vài chỗ..., biết đâu mà rao, đành bán tống bán tháo theo dạng đồng nát. Từ chỗ đứng ra làm trung gian giúp bạn bè trao đổi ve chai, anh Kiên nhà ở quận 10 cho biết.

Sự tin tưởng nhau chính là quy tắc bất thành văn tại đây, nếu người bán cố tình nói sai thông tin về món đồ để bán được giá hơn sẽ bị cấm không cho mang đồ vào Sài Gòn ve chai nữa. Khách nếu mua nhầm một món đồ có giá trị không xứng với số tiền cũng sẽ được chuyên gia thẩm định và đổi lại ngay.

Những ai không phải trong những hội trên cũng được chào đón và họ đều có thể học hỏi được nhiều kiến thức quý báu ở đây. Sài Gòn ve chai còn có một trang web mua bán và trao đổi nếu không thể đến chợ, sau sáu năm thành lập trang website www.saigonvechai.com đã có 5.000 thành viên tham gia.

(Theo Khampha)