Làn sóng phát triển kinh tế ở Trung Quốc là nguyên nhân phá hại tối thiểu 80% số lượng rạn san hô trong 30 năm qua ở Trung Quốc và ở biển Đông.
Công trình nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu về rạn san hô (Úc) hợp tác với Viện Hải dương học ở biển Đông (Trung Quốc) thực hiện ghi nhận như trên.
San hô trên biển Đông đang bị tàn phá bởi sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc. |
Theo báo The Australian (Úc), công trình nghiên cứu Úc-Trung Quốc đăng trên tạp chí Bảo tồn sinh vật học (thuộc Hiệp hội Bảo tồn sinh vật học có trụ sở ở Mỹ) cho biết xung quanh các đảo san hô và các quần đảo thuộc phạm vi tranh chấp của sáu nước ở biển Đông, diện tích các rạn san hô đã giảm 60%- 20% trong thời gian 10-15 năm vừa qua.
Về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hủy hoại rạn san hô, công trình nghiên cứu lưu ý: “Tình hình bành trướng kinh tế của Trung Quốc đã làm gia tăng nhiều vấn đề môi trường, trong đó có phần thiệt hại quan trọng về không gian sinh tồn tự nhiên do chính sách đô thị hóa vùng ven biển, mức độ đánh bắt thủy sản không kiềm chế về thời gian và nạn ô nhiễm”.
Công trình nghiên cứu ghi nhận tình trạng mất dần các rạn san hô gia tăng còn xuất phát từ nguyên nhân các nước thiếu hợp tác bảo vệ. Một số nước mở công viên bảo tồn san hô nhưng công viên quá nhỏ và các công viên cách nhau quá xa nên bảo vệ không hiệu quả. Các rạn san hô trên biển Đông trải dài trên khoảng 30.000 km2.
Theo PLTP