Theo những lời quảng cáo của shop bán son handmade online, son 100% không chì thậm chí nhiều người còn livestream trực tiếp cách sản xuất, pha chế son giá rẻ để chứng minh son không hề dùng thêm các thành phần độc hại.
Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tài khoản kinh doanh online sử dụng tính năng phát video trực tuyến trên Facbook (livestream) để bán hàng. Từ quần áo, túi xách, giày dép cho đến thực phẩm, thậm chí cả sản xuất son để thu hút khách hàng.
Livestream sản xuất son trên mạng xã hội khiến nhiều người giật mình về các thành phần nguyên liệu. Ảnh chụp màn hình |
Phần lớn những người sản xuất đều khẳng định son làm từ nguyên liệu thiên nhiên như thành phần dầu dừa trong một thỏi son handmade chiếm tới 50%, thậm chí lên tới 70%. Trong khi, son công nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Qua các livestream làm son và bán trực tiếp đã khiến không ít người tiêu dùng “giật mình” về quy trình làm son với cách sử dụng nguyên liệu, cách pha chế thành phần khiến nhiều khách hàng phập phồng lo sợ.
Không theo một quy tắc nào, người bán son pha trộn màu khoáng, sáp ong, dầu ô liu, dầu dừa thành dung dịch hỗn hợp một cách “áng chừng” rồi đổ vào khuôn sau một thời gian 1-2h là có son thành phẩm.
Rao bán với giá sỉ chỉ 49.000đ/ thỏi, giá lẻ 90.000đ/thỏi những thỏi son tự tay người sản xuất được livestream trên mạng xã hội thu hút hàng nghìn người theo dõi, nhiều chị em trong số đó đã không tiếc tiền móc hầu bao mua về sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt câu hỏi, với quy trình sản xuất son thủ công và không tuân thủ tỷ lệ, thành phần thì chất lượng của các thỏi son này đến đâu?
Son handmade được quảng cáo an toàn nhưng thực tế chất lượng vẫn còn là ẩn số |
Hiện, chưa có con số chính xác hiện có bao nhiêu cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm son handmade giá rẻ, nhưng chỉ cần search trên mạng là thấy hiện ra hàng trăm nơi sản xuất. Điều đáng nói là những shop này thường tự phối chế son tại nhà rồi rao bán trên các trang mà không có một dây chuyền hay công nghệ sản xuất chuyên nghiệp nào. Đặc biệt trong số hàng trăm cơ sở ấy có rất ít thương hiệu mỹ phẩm son handmade đã qua kiểm định chất lượng và được cấp giấy phép hoạt động, sản xuất tại Việt Nam.
Mặc dù được gán mác 100% chiết xuất tự nhiên nhưng cũng không thể khẳng định được độ an toàn của các nguyên liệu này, bởi chúng dễ bị tác động từ tự nhiên như nhiễm khuẩn, nấm mốc, nhiễm thuốc hoá học nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ các chị em… Khi chưa qua bất kì một khâu kiểm tra, giám sát nào thì không thể kết luận chất lượng son handmade giá rẻ an toàn.
Trả lời báo chí, bác sĩ Lê Kim Thanh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho hay, sử dụng son môi kém chất lượng, nguy cơ nhiễm độc hóa chất, nhất là nhiễm độc chì rất cao. Kim loại chì sử dụng trong son môi dù với một lượng rất nhỏ sẽ dễ dàng đi vào cơ thể khi được nuốt vào hay hấp thụ qua da môi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chì là một chất độc thần kinh và có thể nguy hiểm ngay cả với liều lượng rất nhỏ.
“Đặc biệt, son handmade có thể bị biến chất, gây hại lâu dài cho người sử dụng. Chưa kể, các sản phẩm tự chế nguồn gốc từ thiên nhiên thường có thời gian bảo quản ngắn, dễ bị hư hỏng, lên men, nấm mốc dẫn đến dị ứng, hoặc các thương tổn khác nặng hơn”, bác sĩ Kim Thanh cho hay.
Một phản hồi về son handmade cùng lời cảnh báo: "Đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu và đừng ham rẻ". |
Thời đại công nghệ, việc mua sắm ngày càng trở nên thuận tiện dễ dàng. Tuy nhiên chính môi trường buôn bán “thượng vàng hạ cám” như trên facebook lại đang trở thành kênh “bẫy” lý tưởng của các gian thương. Do đó người tiêu dùng nên tỉnh táo lựa chọn dù mua sắm bất kỳ sản phẩm nào, nên chọn các địa chỉ uy tín, có địa chỉ cụ thể, tránh mua phải hàng của các địa chỉ ảo dẫn đến “ngậm đắng nuốt cay” vì mua phải hàng kém chất lượng.
Những hệ quả khủng khiếp khi dùn son handmade Dị ứng: Tuy rằng nguy cơ dị ứng của son handmade không nhiều như các loại son sử dụng chất hóa học khác, nhưng không có nghĩa là không bao giờ xảy ra. Một số người có thể dị ứng với thành phần của son, nhưng nếu sử dụng phải son đã quá hạn, hay son được làm từ nguyên liệu kém chất lượng thì nguy cơ bị dị ứng cũng rất cao, dù bạn chưa từng có tiền sử mắc phải chứng bệnh này. Hạn sử dụng ngắn: Đối với các loại son hữu cơ được sản xuất heo quy trình và kiểm nghiệm nghiêm ngặt thì hạn sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Còn với các dòng son handmade giá rẻ thì ngắn hơn 3 đến 5 tháng, riêng với dạng son bút chì chỉ được dưới 3 tháng. Dòng mỹ phẩm son handmade có nhược điểm lớn là rất dễ nhiễm khuẩn do trong son có thành phần tinh dầu (độ ẩm cao) là môi trường sống ưa thích của vi khuẩn kết hợp với kiểu thời tiết nhiệt đới của nước ta khiến cho son dễ tan chảy. Nguy cơ nhiễm độc, ung thư: Không phải ai cũng biết làm son handmade đúng cách. Chỉ một thay đổi nhỏ trong việc đong đếm nguyên liệu cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe bởi các nguyên liệu (trong đó có cả các chất hóa học) có thể phản ứng với nhau, tạo nên các chất gây độc hại. Vì vậy son handmade cũng có thể trở thành mối đe dọa, gây hại lâu dài cho các chị em như nhiễm độc da, nhiễm độc nội tạng nếu nuốt phải, thậm chí là cả ung thư… |
(Theo Viet Q)
Bí quyết kiếm tiền online với kinh doanh mỹ phẩm
Kiếm tiền online ngày nay rất được ưa chuộng nhất là mặt hàng mỹ phẩm. Nắm bắt kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm online sẽ bạn nâng cao được hiệu quả kinh doanh.
'Ôm hận' mỹ phẩm online
Buôn bán, mua hàng thông qua các trang thương mại điện tử đã trở thành xu hướng của xã hội. Trong thế giới ảo đó, không thiếu những chiêu trò lừa đảo khách hàng; còn người tiêu dùng ham rẻ lãnh trọn… quả lừa.
Thực hư thông tin Công an trả lại lô mỹ phẩm trị giá 11 tỷ
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an HN khẳng định: Đã tiếp nhận hồ sơ vụ việc lô mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ... Không có việc doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm được trả lại hàng hóa.
Những 'tên tuổi' nào quảng cáo cho 'bà chủ' lô mỹ phẩm 11 tỷ đồng?
Bà chủ của lô hàng mỹ phẩm trị giá 11 tỷ đồng nghi giả vừa bị cơ quan chức năng bắt giữ còn là chủ Tập đoàn TS Group. Theo quảng cáo trên truyền thông, tập đoàn TS Group sở hữu nhiều Đại sứ Thương hiệu nhất Việt Nam.
Tiêu hủy lô hàng mỹ phẩm hơn 20 tỷ đồng
Sáng 24/10, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM đã tiến hành tiêu hủy lượng lớn hàng trị giá hơn 20 tỉ đồng.
Mắc bệnh 'lột da' chỉ vì dùng mỹ phẩm tự chế kém chất lượng
Trên thị trường hiện đang rộ lên "phong trào" tự chế mỹ phẩm để xây dựng một thương hiệu riêng rồi chào bán ra thị trường với những lời quảng cáo “có cánh” khiến không ít người tiêu dùng bị “hớ”.