Chợ Đông Tác (quận Đống Đa) nổi tiếng là nơi bán đồ "hàng thùng" lớn ở Hà Nội, bởi nhiều cửa hàng kinh doanh quần áo cũ. Nhờ ưu điểm giá rẻ, đa dạng mẫu mã, khu chợ này luôn nhộn nhịp người mua kẻ bán, đặc biệt vào những dịp cuối tuần. |
Khi Việt Nam còn chưa có các hệ thống outlet thì các chợ bán thời trang cũ, lỗi mốt lại trở thành điểm đến ưa thích đối với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên ở Hà Nội. Mặt hàng này còn được gọi bởi nhiều cái tên khác nhau như hàng thùng, hàng bãi, đồ si, đồ secondhand... |
Đồ secondhand rẻ thường sẽ có lỗi vặt như: rách, bung chỉ, phai màu... Chính vì vậy, giá thành của mỗi sản phẩm thường khác nhau. |
Việt Anh (20 tuổi) thường ghé đây vào những dịp rảnh rỗi. Cậu tự phối cho mình bộ trang phục nổi bật bằng những sản phẩm đã qua sử dụng. "Tôi lựa chọn đồ secondhand vì nó tiết kiệm và cũng độc nữa. Mỗi sản phẩm chỉ có một chiếc nên không sợ đụng hàng với ai. Mặc dù có một số lỗi nhỏ, về mình sẽ sửa lại. Đôi khi mình còn sáng tạo thêm nữa để tạo điểm nhấn cho phong cách của bản thân", chàng trai nói. |
Khi đến khu chợ này, không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ đang lục tìm cho mình những sản phẩm hàng thùng trong các bãi quần áo được chất đống. |
Một chiếc váy còn khá mới có giá 90.000 đồng. Thông thường, các mặt hàng áo quần cũ tại chợ Đông Tác có giá thấp hơn 3 - 4 lần so với đồ mới. Chị Hồng, một chủ cửa hàng cho biết: "Số lượng hàng nhiều nên không thế nhớ hết giá, chỉ khi khách lựa xong tôi mới nhìn vào hình thức sản phẩm để định giá". |
Bạn Nguyễn Huy Hoàng (20 tuổi) có tâm lý thoải mái khi đi mua đồ cũ, "Mình chủ yếu mua để mặc ở nhà nên không quá cầu kỳ về chất lượng. Tuy nhiên, cũng có những hôm mình lựa được đồ còn rất mới", thanh niên này chia sẻ. |
Bùi Thu Trà (19 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy việc mua đồ secondhand như là một cái duyên bởi mỗi sản phẩm là độc nhất, tìm được cái vừa rẻ, vừa có size lại ưng ý thì thậm chí còn vui hơn là mua đồ mới". |
Một cửa hàng chất đầy áo quần sát trần nhà. Khách đến mua phải leo lên để lựa hàng. "Mình thấy cũng không bất tiện lắm, thậm chí còn thú vị nữa", khách hàng này chia sẻ. |
Tuy vậy, để săn được những sản phẩm secondhand "ngon - bổ - rẻ" cũng cần phải có kinh nghiệm. Sau một thời gian làm tín đồ của mặt hàng này, chị Hân quyết định mở shop online để kinh doanh. "Mình dùng đồ secondhand cũng được 2 - 3 năm nay. Sau những lần đi săn đồ cũ mình thấy có những sản phẩm còn tốt nhưng giá lại rất rẻ nên đến đây nhập hàng rồi bán lại", chị nói. |
Không chỉ buôn bán, chợ Đông Các còn là đầu mối nhập hàng cho các tiểu thương kinh doanh nhỏ lẻ tại nội thành Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. |
Những sản phẩm còn mới và đã qua vệ sinh được chị Dung (chủ cửa hàng) trưng bày. Tuy nhiên, chị cho biết đối với các sản phẩm cũ hơn được chất đống xuống sàn nhà, giá thành của loại này vì thế cũng rẻ hơn vài chục nghìn đồng. |
Một số người cho rằng sử dụng đồ cũ góp phần bảo vệ môi trường bởi hạn chế được lượng rác thải. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng đồ cũ thường không được sạch sẽ, không rõ nơi xuất xứ khiến họ cảm thấy chưa an tâm vào mặt hàng này. |
(Theo Zing)
Nữ nhân viên quanh năm xin quần áo cũ, nhịn mua sắm... dành tiền mua vàng
Hơn 5 năm qua, Châu cắt giảm mọi nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, dành dụm để mua vàng. Nữ nhân viên văn phòng này dự tính sẽ tiếp tục nhịn ăn, nhịn mặc để mua căn hộ trả góp.