Người dân ở hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp đang "rủ" nhau sang các cánh đồng giáp biên Campuchia để hái bông súng. Loại bông sinh sôi trong mùa lũ và là đặc sản mà nhiều hàng quán ưa chuộng.

Mùa lũ năm 2013 này, người dân ở hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp có thêm nghề mới để mưu sinh theo con nước, đó là sang các cánh đồng giáp biên nước bạn Campuchia để hái bông súng đồng. Đây là loại có hoa màu trắng, thân dài người dân miền Tây hay dùng nấu canh chua, chấm mắm kho…là món ăn quen thuộc được tiêu thụ mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bông súng đồng là loại “thủy mọc” tự nhiên. Cứ nước lũ lên là súng mọc khắp nơi, nước lũ tới đâu bông súng sẽ mọc nhoi lên mặt nước theo tới đó. Thông thường vào mùa lũ, nước ngập trên cánh đồng khoảng 4-5m thì cọng bông súng cũng sẽ cao bằng mực nước. Hết mùa lũ, bông súng đồng cũng rụi theo, khi đó người dân Campuchia mới cày đất trồng lúa.

Nghề hái bông súng đồng đã giúp cho cư dân vùng biên cả Campuchia và Việt Nam có công ăn việc làm ổn định trong mùa lũ.

Chị Ngô Thị Đậu, ở xã Khánh An, huyện An Phú – An Giang, cho biết: gia đình có 5 người, mỗi buổi sáng cùng chạy chiếc võ lãi sang đồng Campuchia để hái bông súng đến chiều về, đem ra chợ bán mỗi người cũng kiếm từ 200.000 - 300.000 đồng. Chị cho biết, năm nào mùa lũ kéo dài thì bông súng càng được mùa, bởi nước càng cao thì bông súng đồng mới mọc và mọc cao. Năm nay mới đầu mùa, nhưng súng đồng đã trổ trắng xóa cả cánh đồng rộng lớn.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Cộng bông súng có dài từ 4-5m là chuyện bình thường, có cộng dài gần 7 m. Hoa súng có mùi hương tỏa ra rất thơm. Chị Đặng Thị Thắm, ở xã Khánh An, huyện Phú – An Giang mỗi ngày chị cùng chiếc xuồng ba lá sang đồng Campuchia hái bông súng đem đi bán mỗi ngày kiếm được 80.000 – 100.000 đồng/ngày.  Cộng súng dài từ 4-5m phải hai người khiên cho thuận lợi di chuyển và không làm cộng súng bị dập.

(Theo Trithuc)