Trang Izvestia của Nga cho hay, các nhà khoa học tại trường Đại học Nam Kinh tuyên bố vào cuối năm nay họ sẽ nuôi được một giống lợn mới đã biến tính gen để lấy những cơ phận ghép an toàn cho những người bị bệnh cần phải thay thế những cơ quan bị bệnh phải cắt đi.
Trung Quốc không phải nước đầu tiên tuyên bố về thành tựu trong việc tạo ra được những con lợn rất thuận tiện để cung cấp các cơ phận dùng để ghép cho người. Hai năm về trước, các nhà sinh học Hàn Quốc cho biết đã sản xuất ra được những con vật như vậy, sau đó là Mỹ. Nhưng cho tới nay, người ta chỉ mới có thể lấy cơ phận của lợn cấy ghép cho người ở những bộ phận như van tim, sụn và giác mạc là những bộ phận không gây ra những phản ứng đào thải mạnh.
Trước đây, người ta chưa giải quyết được hoàn toàn việc loại bỏ sáu gen của nội tạng lợn tồn tại trong người.
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã biết cách “cắt” một trong những gen then chốt là alfa-GAL và những nhà khoa học các nước khác đã thành công trong việc “trấn áp” hoạt tính của một số gen còn lại, song chưa ai làm được việc loại trừ được cả 6 gen nói trên. Nếu giải quyết dứt điểm trở ngại này thì sẽ mở ra những triển vọng cho việc ghép tạng nói chung.
Quá trình mà các phòng thí nghiệm đều làm là dựa vào sự giống nhau giữa tế bào gốc của lợn và người nên người ta cắt dần từng gen của tế bào gốc lợn, nuôi cấy để chúng phát triển thành phôi, chuyển phôi vào hàng trăm con lợn mẹ “mang thai hộ”, để thu được giống lợn mới, rồi từ đó thu tế bào gốc và lặp lại quá trình này, để lần lượt cắt gen thứ hai, thứ ba… Việc làm này hết sức công phu.
Theo người đứng đầu nhóm nghiên cứu Trung Quốc là Dai Iphan, trong các thí nghiệm đầu tiên, họ chọn da và giác mạc lợn. Còn để ghép được tim, thận và gan thì ít nhất cũng phải mất 5 năm nữa. Tại Nam Kinh đã thu được hàng nghìn tế bào đông lạnh của lợn biến tính di truyền. Tuy tiến sĩ Dai Iphan không nói ra song theo ước đoán thì các nhà khoa học Trung Quốc đã bỏ ra tới 10 năm để làm việc này.
Một vấn đề khác nữa cần bảo đảm các con lợn biến tính tuyệt đối vô trùng, nếu không các vi trùng và vi khuẩn từ loài vật sẽ gây ra những bệnh mới cho người.
Hướng nghiên cứu này cũng đã được thực hiện ở Nga từ 30 năm trước. Tại Viện tế bào học và di truyền học tại Novosibirsk người ta cũng tại ra được giống lợn có bộ gen rất gần với người gọi là lợn mini Siberia. Về trọng lượng, kích thước các cơ phận của giống lợn này hoàn toàn tương ứng với người, ví dụ loại 10 kg có thể lấy tạng để ghép cho trẻ em và loại 30 kg cho người lớn.
Các nhà khoa học Nga cho biết cách làm của họ là độc đáo, có những khác biệt so với công nghệ nói trên và hy vọng họ sẽ đưng đầu thế giới trong lĩnh vực này
Bảo Châu
Trung Quốc không phải nước đầu tiên tuyên bố về thành tựu trong việc tạo ra được những con lợn rất thuận tiện để cung cấp các cơ phận dùng để ghép cho người. Hai năm về trước, các nhà sinh học Hàn Quốc cho biết đã sản xuất ra được những con vật như vậy, sau đó là Mỹ. Nhưng cho tới nay, người ta chỉ mới có thể lấy cơ phận của lợn cấy ghép cho người ở những bộ phận như van tim, sụn và giác mạc là những bộ phận không gây ra những phản ứng đào thải mạnh.
Giống lợn biến tính gen cung cấp những bộ phận có thể ghép cho người. |
Trước đây, người ta chưa giải quyết được hoàn toàn việc loại bỏ sáu gen của nội tạng lợn tồn tại trong người.
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã biết cách “cắt” một trong những gen then chốt là alfa-GAL và những nhà khoa học các nước khác đã thành công trong việc “trấn áp” hoạt tính của một số gen còn lại, song chưa ai làm được việc loại trừ được cả 6 gen nói trên. Nếu giải quyết dứt điểm trở ngại này thì sẽ mở ra những triển vọng cho việc ghép tạng nói chung.
Quá trình mà các phòng thí nghiệm đều làm là dựa vào sự giống nhau giữa tế bào gốc của lợn và người nên người ta cắt dần từng gen của tế bào gốc lợn, nuôi cấy để chúng phát triển thành phôi, chuyển phôi vào hàng trăm con lợn mẹ “mang thai hộ”, để thu được giống lợn mới, rồi từ đó thu tế bào gốc và lặp lại quá trình này, để lần lượt cắt gen thứ hai, thứ ba… Việc làm này hết sức công phu.
Theo người đứng đầu nhóm nghiên cứu Trung Quốc là Dai Iphan, trong các thí nghiệm đầu tiên, họ chọn da và giác mạc lợn. Còn để ghép được tim, thận và gan thì ít nhất cũng phải mất 5 năm nữa. Tại Nam Kinh đã thu được hàng nghìn tế bào đông lạnh của lợn biến tính di truyền. Tuy tiến sĩ Dai Iphan không nói ra song theo ước đoán thì các nhà khoa học Trung Quốc đã bỏ ra tới 10 năm để làm việc này.
Một vấn đề khác nữa cần bảo đảm các con lợn biến tính tuyệt đối vô trùng, nếu không các vi trùng và vi khuẩn từ loài vật sẽ gây ra những bệnh mới cho người.
Hướng nghiên cứu này cũng đã được thực hiện ở Nga từ 30 năm trước. Tại Viện tế bào học và di truyền học tại Novosibirsk người ta cũng tại ra được giống lợn có bộ gen rất gần với người gọi là lợn mini Siberia. Về trọng lượng, kích thước các cơ phận của giống lợn này hoàn toàn tương ứng với người, ví dụ loại 10 kg có thể lấy tạng để ghép cho trẻ em và loại 30 kg cho người lớn.
Các nhà khoa học Nga cho biết cách làm của họ là độc đáo, có những khác biệt so với công nghệ nói trên và hy vọng họ sẽ đưng đầu thế giới trong lĩnh vực này
Bảo Châu