Các nhà môi trường học tại Viện Biến đổi khí hậu Postdam đã kết luận mực nước biển sẽ dâng lên nhanh hơn 69% so với các tính toán trước đây.
Đại hồng thủy có thể không còn là huyền thoại? Ảnh minh họa. |
Trong 2 thập kỷ qua, mực nước biển đã dâng lên mỗi năm 3,2mm, thay vì 2mm như tính toán. Sự biến đổi nhanh như vậy khiến thảm họa Đại hồng thuỷ toàn cầu không còn xa nữa.
Những dự báo về sự thay đổi mực nước biển đã được Hội nghị về biến đổi khí hậu liên chính phủ (IPCC) đề cập đến từ lâu. Tuy nhiên các chuyên gia Đức và các đồng nghiệp Pháp và Mỹ của họ lại phủ nhận kết luận này.
Những phát hiện mới đây về sự tăng của mực nước biển của IPCC trong thời kỳ từ 1990 đến 2011 dựa trên số liệu đo lường của các vệ tinh không gian.
Sự tăng mực nước biển hàng năm có thể gây ra thảm họa trên hành tinh. Theo IPCC, khoảng năm 2100, mực nước biển sẽ dâng lên 1m so với năm 2000. Còn theo Viện Biến đổi khí hậu Postdam, thì mức tăng không chỉ 1 mà lên tới 2m.
“Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng như dự kiến trong 2 bản báo cáo gần đây nhất của IPCC. Báo cáo cho thấy sự nóng lên không hề giảm tốc độ mà ngược lại”, Giáo sư viện trưởng Ramshtorf nói. Không phải đó là huyền thoại về “ngày tận thế” mà là sự thật khoa học.
Trong bản báo cáo của Viện Washington, 70% các thành phố lớn như New York, Los Angeles, Buenos Aires, Rio de Janeiro, Tokyo, Shanghai, Cairo, Jakarta, Lagos, Bangkok, Karachi, Calcutta và Mumbai sẽ bị lụt, đó là chưa kể đến các thành phố nhỏ hơn.
Thực tế xảy ra trong những năm gần đây là: đảo New Moore nằm ở vịnh Bengal đã chìm hoàn toàn trong nước biển. Mùa thu năm 2010, Tổng thống đảo quốc Thái Bình Dương này là Anote Tong ra lời kêu gọi chính thức dân nước mình tìm nơi định cư mới trước khi các hòn đảo không thể ở được nữa và một cuộc di cư hàng loạt đang được tiến hành.
Những tính toán của các nhà môi trường học cũng xác nhận thành phố nổi Venice không chỉ cực kỳ nguy hiểm vì ngập lụt mà cuộc ngập lụt đó còn nhanh hơn dự kiến rất nhiều
Tuy nhiên không phải tất cả các nhà khoa học đều đồng ý với đánh giá bi quan này. Theo một số chuyên gia, mức tăng của bề mặt nước biển cho đến năm 2100 sẽ không vượt quá vài chục centimet.
Nhà địa lý Nga Nikolai Osokin nhìn nhận vấn đề rất lạc quan. Ông cho rằng thiên nhiên sẽ tiếp tục duy trì thế cân bằng. Khi băng tan chảy nhanh thì cường độ bay hơi nước từ bề mặt đại dương cũng tăng, và điều đó sẽ làm mực nước biển dâng chậm lại.
Các nhà khoa học nói chung đang bối rối và Hội nghị tại Doha bàn về tương lai của Nghị định thư Tokyo, đòi hỏi phải cắt giảm khí nhà kính dường như không đạt được một kết quả đáng khích lệ nào.
Bảo Châu