Sắp xuất hiện nguyệt thực và mưa sao băng kỳ thú trong tháng 7 |
Ngày 5/7: Trăng tròn
Trăng lần này có tên là Trăng Hươu, theo cách gọi của những người Mỹ bản địa xa xưa. Theo đó, đây là thời điểm hươu đực thay gạc mới nên họ đặt tên trăng tròn để đánh dấu thời gian. Ngoài ra, lần trăng này cũng được biết đến là Trăng Sấm và Trăng Cỏ khô. Thời điểm này, Mặt trăng sẽ nằm ở phía đối diện Mặt trời nếu nhìn từ Trái Đất, do vậy sẽ được chiếu sáng đầy đủ.
Ngày 5/7: Nguyệt thực nửa tối
Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng tối một phần của bóng Trái Đất, hay còn gọi là vùng nửa tối.
Khi đó, Mặt Trăng sẽ bị tối đi một phần chứ không tối đi hoàn toàn. Người yêu thiên văn ở phần lớn Bắc Mỹ, Nam Mỹ, phía Đông Thái Bình Dương, phía Tây Đại Tây Dương và cực Tây châu Phi, sẽ quan sát được hiện tượng này. Tại Việt Nam, không quan sát được nguyệt thực nửa tối.
Ngày 14/7: Sao Mộc ở vị trí xung đối
Đây là thời gian tốt nhất trong năm nếu bạn muốn quan sát sao Mộc và bốn vệ tinh xung quanh. Khi đó, hành tinh khổng lồ này ở vị trí gần Trái Đất nhất và được Mặt trời chiếu sáng. Chỉ cần một chiếc ống nhòm là bạn có thể chiêm ngưỡng đốm sáng rực của sao Mộc bằng mắt thường.
Ngày 20/7: Trăng mới
Thời điểm này không thể nhìn thấy Mặt trăng từ Trái đất nhưng là cơ hội hiếm có để quan sát các vật thể mờ nhạt như các thiên hà và cụm sao vì không có ánh trăng can thiệp
Ngày 20/7: Sao Thổ ở vị trí xung đối
Sao Thổ ở vị trí gần với Trái Đất nhất và bề mặt của nó được Mặt Trời chiếu sáng rõ nhất. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để quan sát hành tinh được bao quanh bởi những vành đai tuyệt đẹp.
Mưa sao băng Delta Aquarids đạt cực điểm vào đêm ngày 28/7 tới rạng sáng ngày 29/7 |
Ngày 28, 29/7: Mưa sao băng Delta Aquarids
Mưa sao băng Delta Aquarids là một mưa sao băng trung bình, với khả năng lên tới 20 sao băng một giờ ở thời gian cực đại. Đây trận mưa thường niên xảy ra trong từ 2/07 đến 23/08, thời điểm cực đại sẽ diễn ra vào đêm ngày 28/7 tới rạng sáng ngày 29/7.
Mưa sao băng Delta Aquarids hình thành từ những mảnh vụn của sao chổi Marsden và Kracht. Để quan sát trận mưa sao băng trung bình này, bạn tìm tới khu vực bầu trời xung quanh chòm sao Aquarius (Bảo Bình).
HD (lược dịch)
Điều gì xảy ra nếu Sao Mộc va chạm và nuốt chửng Trái Đất?
Sẽ ra sao nếu Trái Đất lệch khỏi quỹ đạo, di chuyển về hướng Sao Mộc và rồi bị hành tinh khổng lồ này nuốt chửng?