Theo Tổ Giám sát xăng dầu liên Bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng dầu có thể sẽ được điều chỉnh tăng ngay trong cuối tháng 2 này.
Đây là điều khó tránh khỏi bởi, theo yêu cầu của Thủ tướng, hai bộ sẽ phải triển khai thực hiện lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng điện, than, xăng dầu theo cơ chế thị trường. Giá điện sẽ chính thức có giá mới từ đầu tháng Ba. Trong khi đó, giá xăng dầu chắc chắn sẽ sớm tăng giá bởi giá thế giới đang ở mức rất cao, (dầu Brent vẫn trên 100 USD/thùng); tỷ giá tăng thêm 9,3% (từ 11/2) và quỹ bình ổn đang bù lỗ rất nhiều cho các doanh nghiệp.
Mặc dù đang giảm giá trong phiên đầu tuần, nhưng giá dầu giao tháng Ba trên sàn New York tính tới cuối giờ chiều 14/2 vẫn đứng ở mức 85,4 USD/thùng. Mức giá này giảm 3,9% trong tuần nhưng vẫn cao hơn 15% so với cùng kỳ năm trước.
Giá dầu Brent giao tháng Tư tính tới cuối giờ chiều 14/2 tăng 0,7% lên 101,64 USD/ounce (trên sàn ICE Futures Europe tại London).
Với mức giá hiện tại, Nhà nước đang bù lỗ khá nhiều.
Trong Công văn 1786/BTC-QLG, Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chưa điều chỉnh tăng giá xăng, dầu. Bộ Tài chính cũng đã tăng mức bù lỗ cho các doanh nghiệp này với xăng tăng từ 1.200 đồng/lít lên 1.650 đồng/lít; diesel tăng từ 1.600 đồng/lít lên 2.300 đồng/lít...
Mặc dù tăng mức bù lỗ nhưng việc này có thể không kéo dài vì Quỹ Bình ổn xăng dầu có hạn.
Hơn thế nữa, việc tỷ giá liên ngân hàng được điều chỉnh tăng thêm 9,3% từ ngày 11/2 vừa qua đã khiến giá thành xăng dầu bán trong nước tăng mạnh.
Theo tính toán, hiện tại các doanh nghiệp xăng dầu chịu tác động của hai loại chênh lệch tỷ giá.
Thứ nhất, doanh nghiệp phải thanh toán cho đối tác nước ngoài theo tỷ giá mới cao gần 21.000 đồng (so với 19.500 đồng/USD trong các lô hàng trước đó).
Thứ hai, các doanh nghiệp trước đó buộc phải vay ngoại tệ của ngân hàng, giờ thanh toán phải chịu khoản chênh tỷ giá mới.
Một số nguồn tin cho biết, hiện hiện phương án tăng giá xăng dầu đã có. Tuy nhiên, liên Bộ Tài chính - Công Thương đang xem xét. Các doanh nghiệp hiện được yêu cầu tiếp tục giữ giá cho tới cuối tháng Hai.
H.Linh
Đây là điều khó tránh khỏi bởi, theo yêu cầu của Thủ tướng, hai bộ sẽ phải triển khai thực hiện lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng điện, than, xăng dầu theo cơ chế thị trường. Giá điện sẽ chính thức có giá mới từ đầu tháng Ba. Trong khi đó, giá xăng dầu chắc chắn sẽ sớm tăng giá bởi giá thế giới đang ở mức rất cao, (dầu Brent vẫn trên 100 USD/thùng); tỷ giá tăng thêm 9,3% (từ 11/2) và quỹ bình ổn đang bù lỗ rất nhiều cho các doanh nghiệp.
Mặc dù đang giảm giá trong phiên đầu tuần, nhưng giá dầu giao tháng Ba trên sàn New York tính tới cuối giờ chiều 14/2 vẫn đứng ở mức 85,4 USD/thùng. Mức giá này giảm 3,9% trong tuần nhưng vẫn cao hơn 15% so với cùng kỳ năm trước.
Giá dầu Brent giao tháng Tư tính tới cuối giờ chiều 14/2 tăng 0,7% lên 101,64 USD/ounce (trên sàn ICE Futures Europe tại London).
Với mức giá hiện tại, Nhà nước đang bù lỗ khá nhiều.
Trong Công văn 1786/BTC-QLG, Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chưa điều chỉnh tăng giá xăng, dầu. Bộ Tài chính cũng đã tăng mức bù lỗ cho các doanh nghiệp này với xăng tăng từ 1.200 đồng/lít lên 1.650 đồng/lít; diesel tăng từ 1.600 đồng/lít lên 2.300 đồng/lít...
Mặc dù tăng mức bù lỗ nhưng việc này có thể không kéo dài vì Quỹ Bình ổn xăng dầu có hạn.
Hơn thế nữa, việc tỷ giá liên ngân hàng được điều chỉnh tăng thêm 9,3% từ ngày 11/2 vừa qua đã khiến giá thành xăng dầu bán trong nước tăng mạnh.
Theo tính toán, hiện tại các doanh nghiệp xăng dầu chịu tác động của hai loại chênh lệch tỷ giá.
Thứ nhất, doanh nghiệp phải thanh toán cho đối tác nước ngoài theo tỷ giá mới cao gần 21.000 đồng (so với 19.500 đồng/USD trong các lô hàng trước đó).
Thứ hai, các doanh nghiệp trước đó buộc phải vay ngoại tệ của ngân hàng, giờ thanh toán phải chịu khoản chênh tỷ giá mới.
Một số nguồn tin cho biết, hiện hiện phương án tăng giá xăng dầu đã có. Tuy nhiên, liên Bộ Tài chính - Công Thương đang xem xét. Các doanh nghiệp hiện được yêu cầu tiếp tục giữ giá cho tới cuối tháng Hai.
H.Linh