Năm 2011 có thể được gọi là năm Sóng Thần, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
TIN BÀI KHÁC:
Thiếu niên bị đàn cá rỉa thịt tới chết
Gorbachev đòi tổ chức lại bầu cử Nga
Làn sóng biểu tình từ Quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo của Ai Cập đã truyền cảm hứng cho Mùa Xuân Ảrập trên toàn khu vực.
Ở Nhật Bản, tuy nhiều khu vực rộng lớn của nước
này không bị thảm họa kép động đất và sóng thần tháng 3 chạm tới nhưng hầu như
ai cũng bị ảnh hưởng theo một cách nào đó. Tương lai dài hạn tương đối tích cực,
nhưng con đường phía trước không phải ít chông gai.
Tình cảnh diễn ra tương tự với Trung Đông và Bắc Phi. Các hệ thống chính phủ ở
Tunisia, Ai Cập và Libya đã bị lật đổ. Còn ở các nước khác, trong đó có Yemen,
Syria và Bahrain, các nhà lãnh đạo cũng đang phải đối mặt với bão sấm. Mỗi nước
trong khu vực và cả bên ngoài không chỉ cảm thấy sự rung chuyển mà còn phải giải
quyết các tác động lan tỏa của nó.
Trong khi phải đối diện với một con đường dài và
gập ghềnh phía trước, Trung Đông không có được những lợi thế mang lại sự hồi
phục như Nhật Bản- hàng xóm yên ấm, người dân đoàn kết và một truyền thống
chính phủ hiệu quả.
Liệu tiềm năng mà làn sóng những người Ảrập thức tỉnh tạo ra năm 2011 có biến
thành một tiến trình thực sự năm 2012 và xa hơn nữa hay không còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố.
Liệu những phong trào cải cách đó có vượt qua những lợi ích thâm căn cố đế? Liệu
người chiến thắng ban đầu ở những nước chuyển đổi có tiếp tục trung thành với
những cam kết đã nêu? Liệu cả khu vực có trừng phạt (hoặc bỏ qua) những người
dùng bạo lực kháng cự lại thay đổi? Liệu Iran có thúc đẩy kế hoạch hạt nhân của
nước này năng nổ hơn trước kia? Và liệu Mỹ và phương Tây có tiếp tục ràng buộc
toàn diện bất chấp những bất ổn chính trị, những lợi ích cạnh tranh và thực tế
kinh tế nội tại?
Dù có nhiều thay đổi đột ngột, Mỹ, châu Âu và khu vực đến giờ vẫn kiểm soát tốt
mọi việc. Tính đến nay, ba nhà lãnh đạo đã bị hạ bệ. Một sự thay đổi lãnh đạo
đang diễn ra ở Yemen và không tránh khỏi ở Syria.
Tác động đó không hạn chế ở một phần của thế giới.
Các nhà lãnh đạo chuyên quyền đã phải xác định lại và phản ứng trước làn sóng
thức tỉnh của người Ảrập. Chính quyền Barack Obama khó có thể tượng tượng được
rằng đó là một cơ hội mà khi ông này lên nắm quyền đã cam kết một chính sách
ràng buộc về ngoại giao.
Ngoại giao bầu cử
Nhưng những gì Hillary Clinton nói về Libya mới đây đã có hiệu ứng rộng khắp
hơn.
Năm tiếp theo sẽ là một phép thử khó nhất đối với chiến lược ràng buộc của chính
quyền Obama, nhưng có rất nhiều yếu tố phức tạp song hành trên đường đi.
Trước tiên, khi đã hết thời kỳ yên ắng, các động cơ và chương trình nghị sự cạnh
tranh hơn đang nổi lên. Xác định những ai tham gia vào giải pháp từ những người
là một phần của vấn đề sẽ ngày càng khó khăn.
Lấy Ai Cập làm ví dụ. Những người biểu tình trở nên mất kiên nhẫn. Quân đội Ai
Cập đã bị mất tín nhiệm ở một mức nào đó bởi những hành động gần đây của họ.
Quốc hội ra đời vào năm tới sẽ thiên về đạo Hồi và chống Israel.
Sẽ không phải là điều dễ dàng để ràng buộc hiệu quả những phe nhóm đó với nhau
và giành được sự tín nhiệm cũng như ảnh hưởng trong khi có tiềm năng bất đồng về
hầu hết các chương trình nghị sự của họ.
Thậm chí còn khó khăn hơn do chính trường bên trong nước Mỹ. Các ứng viên Cộng
hòa đã lên tiếng từ mọi sân khấu. "Những người Hồi giáo đang tới, những người
Hồi giáo đang tới". Bất kỳ hành động nào làm phức tạp tư duy chiến lược của
Israel cũng sẽ trở thành một chủ đề vận động tranh cử tiềm năng.
Nhiều khả năng điều này sẽ hạn chế mức độ sáng tạo và năng động của chính sách
ngoại giao. Những năm bầu cử thường không phải là thời điểm thuận lợi cho cả tư
duy lẫn hành động.
Yếu tố hạn chế thứ 2 là khủng hoảng kinh tế, và với sự mở rộng là ngân sách liên
bang Mỹ.
Tất cả các nước ở Trung Đông và Bắc Phi đang trải qua các cú sốc về kinh tế từ
Mùa xuân Ảrập, trước tiên là Ai Cập. Các nền dân chủ trong khu vực sẽ chỉ hưng
thịnh khi họ cho ra các kết quả, quan trọng nhất là việc làm.
Nhưng khó mà mở rộng được việc làm ra nước ngoài với tỷ lệ thất nghiệp 8.6% bên
trong nước Mỹ. Sự giúp đỡ về dân sự của Mỹ dành cho Ai Cập mờ nhạt so với sự
giúp đỡ về quân sự, và ít hơn cả mức cần thiết, đặc biệt là về ngắn hạn.
Không may, vào một thời điểm mà nhu cầu cần trợ giúp nước ngoài gia tăng nhanh
chóng, ngân sách của Bộ Ngoại giao lại đang tụt giảm và chắc chắn còn tiếp tục
co hẹp khi Quốc hội tìm kiếm các lựa chọn nhằm cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Bộ
Ngoại giao sẽ kết thúc với ít công cụ hơn so với cần thiết trong thùng đồ nghề
phát triển và ngoại giao của họ.
Các vấn đề Tehran
Bí ẩn lớn nhất là Iran. Ban lãnh đạo nước này đã tiếp thu các bài học từ Iraq và
Libya, hai trường hợp mà các nhà cầm quyền đều có chương trình hạt nhân, đều từ
bỏ nó và giờ đều đã chết.
Các máy li tâm hạt nhân của Iran nhiều khả năng vẫn tiếp tục hoạt động, tuy
khoảng cách Iran tiến gần tới ngưỡng hạt nhân vẫn còn chưa rõ.
Iran có thể là một vấn đề chính sách ngoại giao hàng đầu trong chiến dịch bầu cử
Mỹ. Sẽ có những bài diễn thuyết gay gắt, nhưng không có hành động quyết định.
Các lựa chọn quân sự vẫn còn nằm trên bàn thảo luận. Mỹ sẽ tiếp tục tìm kiếm các
thực thể để cấm vận, và khuyến khích các nước ở châu Âu và châu Á hành động mạnh
hơn nữa.
Washington sẽ không thể đóng cửa được ngành năng lượng của Iran và đối mặt với
một sự leo thang về giá năng lượng, điều có thể đẩy nền kinh tế Mỹ trở lại suy
thoái và buộc Tổng thống phải quay về đời sống riêng tư.
Vấn đề Iran càng nóng thì càng ít thời gian, không gian và khả năng có sẵn để
đối phó với phần còn lại của khu vực.
Mỹ là một siêu cường, nhưng có một giới hạn về số nguồn lực mà họ có thể duy trì
hiệu quả trên không cùng một lúc.
Thực tế năm 2011 là một năm tồi tệ cho các nhà lãnh đạo chuyên quyền không chứng
tỏ năm 2012 sẽ là một năm tốt đẹp cho những người dân chủ.
Mỹ có thể định hình và củng cố các hoạt động cho phép các phong trào cải cách
tiếp tục lộ trình và hoàn thiện hơn theo thời gian, nhưng nước này không thể chỉ
đạo các kết quả cụ thể. Những ngày như vậy đã qua rồi.
Gọi năm 2012 là năm Khả năng. Mọi thứ có thể diễn ra tốt đẹp - hoặc có thể
không.
Thanh Hảo (Theo BBC)