Những nhận định này được đưa ra tại buổi thảo luận với nội dung Nhân sự trong xu thế chuyển đổi số quản trị doanh nghiệp thuộc chương trình Ngày hội việc làm - UEB Job Fair 2020 do Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức mới đây.

{keywords}
 

Ông Nguyễn Lâm Thanh, Đại diện Tiktok Việt Nam dẫn chứng bằng câu chuyện thực tế của một chàng trai là họa sĩ.

Trước đây, bạn trẻ này kiếm sống hàng ngày bằng cách vẽ các bức tranh cho khách du lịch đến Đà Nẵng. Nhưng khi dịch Covid-19 ập đến, không có khách du lịch, bạn trẻ này lâm vào cảnh khó khăn và không đủ tiền để sống. Cuối cùng, chàng trai quyết định vẽ các bức tranh và quay clip lại rồi phát lên mạng xã hội. Chỉ sau 6 tháng, tài khoản của cậu đã có 1,8 triệu người theo dõi và trung bình mỗi clip được đăng tải có đến 5 triệu người xem. Nhờ đó, bạn trẻ này lại có một cuộc sống bình thường trở lại.

{keywords}
Ông Nguyễn Lâm Thanh

“Trước đây, chúng ta vẫn nghĩ sinh viên thì phải học cho thật giỏi. Chuyện đó cần thiết, nhưng sinh viên giờ đây cần phải nhìn ra cả cuộc sống xã hội bên ngoài nữa”, ông Thanh nói.

Ông Thanh cho hay, có những sinh viên hơi nặng về học hành, dẫn đến việc không bắt kịp trong việc sử dụng các công cụ trong thế giới mới.

“Qua nhiều công ty, trong quá trình tuyển dụng, tôi thấy rất nhiều bạn học giỏi nhưng lại không biết các công cụ trên internet. Ngược lại, một số bạn biết các công cụ này nhưng lại sử dụng tập trung vào việc giải trí nên bảng điểm lại quá tệ.

"Cờ đến tay người trẻ"

Ông Phạm Hải Văn, Tổng Giám đốc điều hành Haravan miền Bắc cũng cho rằng, các bạn trẻ đang có một lợi thế rất lớn trong bối cảnh chuyển đổi số.

“Những người 40, 50 tuổi, giờ nói chuyển đổi số cực kỳ vất vả, thậm chí học trước quên sau. Nhưng các em đang có một lợi thế rất lớn là chính mình đang sống trong và sử dụng những công nghệ chuyển đổi số hàng ngày. Cái quan trọng mà các em cần chuẩn bị đó là sự chủ động và thay đổi tư tưởng rằng chuyển đổi số là một lựa chọn. Bởi nó không còn là sự lựa chọn nữa mà buộc chúng ta phải làm. Nếu không vận động thì các em sẽ bị đứng ngoài cuộc chơi” - Ông Văn nói.

{keywords}
Ông Phạm Hải Văn

Ngoài ra, ông Văn cho rằng, các bạn trẻ cũng cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin. 

“Các bạn trẻ bây giờ hay mắc một điều là cái gì cũng hỏi, trong khi hầu như tất cả mọi thứ đều có sẵn. Các bạn rất lười trong việc chủ động tìm hiểu. Tất nhiên đặt câu hỏi là không xấu nhưng chúng ta hãy đặt sau khi đã chủ động tìm hiểu thì sẽ tốt hơn”.

{keywords}
 

Cô Đào Cẩm Thủy, giảng viên Viện Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN cũng cho rằng các bạn trẻ nên biết áp dụng tối ưu những công cụ mới, công nghệ mới.

“Đừng chỉ dùng những công cụ đó trên phương diện để giải trí. Bởi khi biết kết hợp nhiều thứ với nhau một cách hiệu quả thì chúng ta sẽ có thể giúp cho việc học của mình dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều, chứ không chỉ sau này khi ra trường mới có thể vận dụng”.

Thanh Hùng

Chuyển đổi số: Con đường nhanh nhất tạo ra đột phá cho giáo dục

Chuyển đổi số: Con đường nhanh nhất tạo ra đột phá cho giáo dục

Chương trình chuyển đổi số quốc gia mà Thủ tướng ban hành đã đặt chuyển đổi số giáo dục lên vị trí ưu tiên cao nhất. Đây con đường đúng và nhanh nhất để tạo ra sự đột phá cho ngành.