Một cô bé bốn tuổi vừa phải trải qua ca ghép da đau đớn do bị bỏng độ ba sau vụ nổ đồng hồ thông minh.
Cô bé được xác định tên là Yiyi Huang, sống tại thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Đầu tháng này, khi Yiyi đang chơi với em họ của mình, bà của cô ấy bỗng nghe thấy một tiếng nổ lớn và sau đó là tiếng hét của Yiyi. Khi chạy vào căn phòng, người bà nhận thấy khói đen dày đặc và mùi khét nồng nặc trong không khí, khói tiếp tục bốc ra từ chiếc smartwatch vẫn còn gắn trên cổ tay của Yiyi.
Sau khi thiết bị được lấy ra khỏi cổ tay của em, Yiyi đã bị tổn thương nặng và được đưa đến bệnh viện. Tên của nhà sản xuất smartwatch vẫn chưa được tiết lộ và hiện gia đình được cho là đang đàm phán về việc bồi thường.
Nổ smartwatch hiếm khi xảy ra và vụ nổ gần đây nhất là năm 2017 khi một chiếc Fitbit Flex 2 phát nổ trên cổ tay khi nạn nhân đang đọc sách, gây bỏng cấp độ hai. Fitbit hiện thuộc sở hữu của Alphabet, công ty mẹ của Google, đã cung cấp cho nạn nhân một chiếc đồng hồ khác.
Sau điều tra, Fitbit ngày đó không tìm thấy sự cố nào với thiết bị của mình. Một phát ngôn viên của công ty cho biết phân tích lỗi cho thấy Fitbit Flex 2 của nạn nhân không gặp vấn đề gì. Thử nghiệm cho thấy các lực bên ngoài đã gây ra hư hỏng cho thiết bị.
Nhiều sự cố xảy ra do sử dụng bộ sạc rẻ tiền nguy hiểm
Trước đó, một loạt các vụ nổ xảy ra với các thiết bị của Apple vào tháng 7/2013, trong đó có một sự cố rất đáng tiếc. Khoảng ba tuần trước khi kết hôn, một nữ tiếp viên 23 tuổi ở Trung Quốc tên là Ai Lun đã bị điện giật khi đang sạc iPhone 5. Bộ sạc của bên thứ ba bị lỗi được cho là nguyên nhân gây ra vụ điện giật.
Ở Trung Quốc, iPhone phát nổ là chuyện không hiếm (ảnh: China Daily)
Vài tuần sau, một người đàn ông ở Trung Quốc đang cắm iPhone 4 vào ổ cắm điện đã bị giật khiến anh ta hôn mê. Thủ phạm một lần nữa là bộ sạc của bên thứ ba. Apple đã phản hồi bằng cách đăng cảnh báo sử dụng bộ sạc giả hoặc không chính thức. Và để loại bỏ những hàng giả nguy hiểm này, Apple đã giới thiệu chương trình mua lại, giảm giá cho người tiêu dùng đối với bộ sạc do Apple sản xuất.
Nguyên nhân bất ngờ
Nhưng bộ sạc của bên thứ ba không phải là vấn đề duy nhất. Khi một chiếc Samsung Galaxy S III phát nổ bên trong ô tô khi được đặt trong đế ô tô (car lock) và không cắm sạc, nhà bán lẻ Carphone Warehouse đã bị chỉ trích vì cấp bù chiếc điện thoại khác cho khách hàng. Nhưng hóa ra, công ty đã thực hiện đúng.
Điều thực sự đã xảy ra là một người bạn của chủ nhân chiếc điện thoại đã vô tình đánh rơi thiết bị trong nhà vệ sinh và quyết định rằng cách tốt nhất để làm khô thiết bị là cho nó vào lò vi sóng và bịa ra một câu chuyện để giải thích về vụ nổ của chiếc điện thoại. Các nhà điều tra nói rằng chỉ có thiết bị bị đưa vào lò vi sóng mới xảy ra thiệt hại như vậy.
Kết luận
Dù các thiết bị điện tử đã được nâng cao tính an toàn, nhưng người dùng vẫn phải thông minh khi mua bộ sạc cho thiết bị. Và đó là lý do tại sao chúng ta phải tự hỏi việc Apple, Samsung và các nhà sản xuất khác không gói kèm bộ sạc trong hộp điện thoại mới có đang buộc khách hàng phải mua những cục sạc kém chất lượng hay không.
Tuy nhiên, dù thế nào hãy sử dụng bộ sạc chính hãng của nhà sản xuất, không nên sử dụng những bộ sạc nhái của bên thứ ba.
(Theo VnReview, Phonearena)
Điểm tin công nghệ tuần qua: Facebook kiện hacker Việt Nam, iOS 15 ra bản public beta
Một số sự kiện công nghệ đáng chú ý nhất tuần qua bao gồm chuyện Facebook kiện hacker Việt Nam, Apple phát hành iOS 15 bản public beta hay triển lãm MWC diễn ra trong bối cảnh đại dịch...
Apple bị kiện vì pin iPhone phát nổ khiến người dùng bị thương
Một người đàn ông sống tại bang Texas đã nộp đơn kiện nhằm vào Apple, sau khi chiếc iPhone 6 của người này phát nổ và khiến ông bị thương.