Theo chia sẻ từ PGS.TS Nguyễn Văn Cương, 12 sinh viên tốt nghiệp vượt tiến độ chỉ chiếm gần 1% khóa Tín chỉ của trường, cảm xúc của em thế nào?
Em vui lắm chị ạ nhưng hoàn cảnh gia đình em khó khăn như thế, em lại là người đầu tiên trong gia đình được đi học nên em cũng băn khoăn chưa giải đáp được mình sẽ làm gì, ở đâu. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, thầy hiệu trường có gọi em lên để gặp riêng và gợi ý cho em nên ở lại trường, học cao học.
Sờ Có Suy và thầy hiệu trưởng |
Được biết trong thời gian học đại học, em đã tự mình bươn chải để lo mọi chi phí ăn học. Em có thể chia sẻ những công việc mình đã trải qua?
Ngoài học tập, em còn tham gia hoạt động nào khác ở trường không?
Năm
thứ nhất Đại học em tham gia CLB Sinh viên vận động hiến máu tình
nguyện của trường và từng nhận nhiệm vụ Phó chủ nhiệm CLB. Sau đó, vì em
còn phải đi làm nên bên Khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số em theo học đã
định hướng em chuyển sang hoạt động phong trào sinh viên tình nguyện và
em làm chủ nhiệm.
Kỉ niệm nào trong quá trình vượt lên hoàn cảnh để đi học khiến em nhớ nhất?
Nhà
em có 3 anh em, em là con út. Từ lúc nhỏ, em đi học đã khó khăn rồi. Ở
vùng hẻo lánh quê em, đời sống chỉ phụ thuộc vào nương rẫy. Bố mẹ, anh
chị không bao giờ muốn cho em đi học vì đi học mất nhiều thời gian lại
mất một người lao động trong nhà.
Bố mẹ từng khuyên em: Thôi con
cứ ở nhà làm nương, người ta vẫn làm thế và sống được mà. Nhưng em quyết
tâm đi học vì không thể làm mãi như vậy được. Cả đời vất vả lắm cũng
chỉ đủ ăn thôi. Mặc gia đình can ngăn em vẫn đi học.
Em nhớ nhất
hồi em mới tốt nghiệp cấp 3, bố em bị tai biến mạch máu não, chị dâu em
có bệnh sẵn, thường phải nằm ở nhà. Hè năm ấy, em vừa thi Đại học xong,
trong lúc đi gặt lúa, anh chị vẫn một mực ngăn em không đi học, tốt nhất
là bám ruộng mà sống. Giấy báo nhập học về nhà, em vẫn bị ngăn cản.
Thậm chí em đã tuyệt thực, ngồi lì cả ngày để được xuống Hà Nội đi học.
Ngoài một công việc ổn định, em có mơ ước điều gì cho tương lai?
Nhà
em còn 3 đứa cháu nhỏ con của anh trai em. Cháu đầu học lớp 7, cháu thứ
2 đang học lớp 4 phải mang cả em 2 tuổi đến lớp. Em rất thương các cháu
của em, nhất là cháu út vì khi mẹ cháu mất, cháu mới có 1 tuổi.Cứ theo
hoàn cảnh này chắc gia đình em không thể lo cho các cháu theo học lâu
dài được mà sẽ bắt về làm nương rẫy. Em ước mơ các cháu em được đến
trường.
Cảm ơn em!
"Ở Sờ Có Suy -
sinh viên người dân tộc Hà Nhì, ở xã Y Tí, huyện Bát Xát ( tỉnh Lào
Cai) tôi cảm nhận thấy một sức sống, một bản năng sống kì diệu của người
vùng cao khắc nghiệt. Một sự lạc quan, bình thản trước mọi biến cố, một
ý chí vươn lên không ngừng. Cách em nói chuyện cũng rất nhẹ nhàng, lễ
phép, chân thật của người dân tộc. Nụ cười tươi rói, toát lên niềm vui
sống, ko thấy nét buồn trong ánh mắt. Tôi đã lặng ngắm khuôn mặt của em
và thầm khâm phục. Cả khoá 53, khoá Tín chỉ đầu tiên có hơn 1000 sinh
viên, chỉ có 12 sinh viên tốt nghiệp vượt tiến độ, tức là chưa đến 1 %.
Còn bao nhiêu sinh viên khác có điều kiện hơn nhiều đã không làm được
như Sờ Có Suy!" - PGS.TS Nguyễn Văn Cương - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa.
|