|
Những sinh viên tốt nghiệp hai trường ĐH Giáo dục và ĐH Sư phạm Ngoại
ngữ (ĐHQGHN) tập trung trước Phòng tổ chức cán bộ của Sở GD&ĐT Vĩnh
Phúc để thắc mắc |
Em N. T. D, tốt nghiệp loại khá, chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh ĐH Sư phạm Ngoại ngữ (ĐHQGHN) bày tỏ bức xúc: “Em không hiểu Sở căn cứ vào cơ sở nào để đánh giá chất lượng đào tạo giữa các trường. Chúng em được đào tạo phương pháp sư phạm bài bản”.
Một sinh viên khác tốt ngiệp Trường ĐH Giáo dục cho biết: “Thực tế, chất lượng cũng như chương trình đào tạo của trường ĐH Giáo dục rất tốt, điểm thi đầu vào của chúng em rất cao, thậm chí hơn rất nhiều so với trường các trường ĐH Sư phạm khác".
Ông Phùng Mạnh Thắng, phó Phòng Văn hóa – Xã hội (UBND tỉnh Vĩnh Phúc): “Việc ngành giáo dục đặt ra “rào” này thực sự là khó cho sinh
viên ra trường". |
“Trong quan điểm của tôi về nhận thức đào tạo giáo viên (3+1: 3 năm đào tạo kiến thức + 1 năm đào tạo phương pháp sư phạm) như các thầy ở ĐH Giáo dục nêu ra chưa thật đảm bảo.
Về mặt kiến thức khoa học, hai trường Nhân văn và Khoa học Tự nhiên nhiều hơn ĐH Giáo dục 1 năm, mà người thầy giáo trước hết đòi hỏi phải có lượng kiến thức chuyên sâu.
Về mặt sư phạm, cứ so với các trường Sư phạm khác (4 năm đào tạo), như vậy thời gian đào tạo ở ĐH Giáo dục sẽ bị dồn nén vào 1 năm, do đó chất lượng không đảm bảo” - ông Quân nói thêm.
Theo báo Giáo dục Việt Nam, ông Quân giải thích rằng trước đây Sở vẫn hiểu rằng kỹ năng ngoại ngữ của ĐH Hà Nội sẽ tốt hơn của trường Sư phạm Ngoại ngữ, việc đưa ra những lựa chọn cho các chỉ tiêu là quan điểm cá nhân, cũng có thể không đúng.
Ngày 16/8, Hiệu trưởng ĐH Giáo dục Nguyễn Thị Mỹ Lộc có công văn gửi Sở GD-ĐT cùng Sở Nội vụ Vĩnh Phúc.
Bà Lộc cho biết: “Việc sinh viên tốt nghiệp ĐH Giáo dục không thuộc đối tượng được đăng ký xét tuyển vào giáo viên tại tỉnh Vĩnh Phúc đang gây hoang mang, nguy cơ bất ổn không chỉ cho sinh viên có hộ khẩu tại tỉnh nhà đã tốt nghiệp nói riêng và còn đối với các sinh viên khác đang theo học tại trường ĐH Giáo dục”.
Theo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, “do điều kiện đội ngũ giáo viên THCS và THPT không thiếu nhiều, nhất là THCS đang thừa giáo viên. Công tác tuyển dụng giáo viên năm 2011, ngành giáo dục Vĩnh Phúc chỉ lựa chọn tuyển ở một số ngành học, một số ngành không tuyển”.
- Lê Thu (tổng hợp)
“Đối tượng tuyển là những người có bằng tốt nghiệp loại hình đào tạo
chính quy cao đẳng sư phạm, ĐH Sư phạm và có bằng tốt nghiệp ĐH loại
hình đào tạo chính quy ở các trường công lập phù hợp với môn học cần
tuyển. Người có bằng tốt nghiệp ngoài sư phạm phải có chứng chỉ sư phạm,
chứng chỉ học phần quản lý Nhà nước và quản lý ngành do các trường được
Bộ GD&ĐT cho cấp phép”. Trích Văn bản hướng dẫn tuyển dụng giáo viên số 796, 21/7/2011 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc |
Đăng ký xét tuyển vào các trường trực thuộc Sở quy định chỉ tiếp nhận hồ
sơ người có bằng tốt nghiệp chính quy ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà
Nội 2, ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học tự
nhiên, ĐH Sư phạm Thái Nguyên (ngành Sư phạm), ĐH Hà Nội (khoa Tiếng
Anh), ĐH Thể dục thể thao chuyên ngành Giáo dục thể chất. |