- Trải dài trên diện tích khoảng 900.000 m2 có mái che trong nhà và sân bãi cho hàng trăm ô tô khách loại lớn, với hàng ngàn tấn máy móc thiết bị vật liệu thực hành cho 46 nghề được sắp đặt trong 46 cabin thi, mỗi cabin rộng từ 200 đến 500 - 600 m2. Kèm theo đó là các cabin hướng nghiệp rộng không kém được bố trí ngay cạnh các nghề thi chính thức. Các nẻo đường tại hội thi chật kín. World Skills London thực sự là sân khấu lớn cho những ý tưởng và kỹ năng nghề giỏi trình diễn và truyền cảm hứng.
Kỹ năng là bắt buộc, sáng tạo là chủ yếu
Đó là xu hướng ra đề và đánh giá tại hội thi năm nay.
Bà Trần Thủy Bình, chuyên gia Công nghề thời trang cho biết, chủ đề của đề thi nghề nghệ thời trang năm nay là thiết kế trang phục dành cho nữ đi nhận giải thưởng Oscar thảm đỏ.
Một đề thi khá hấp dẫn nhưng không dễ bởi tìm được ý tưởng sáng tạo cho đề này mới là quan trọng.
Đề được chia làm 3 phần. Phần 1 bắt buộc may một áo vét theo đúng kiểu dáng và các thông số kỹ thuật được cho. Phần 2 tự thiết kế kiểu dáng, màu sắc một chiếc váy trên cơ sở nguyên liệu cho trước. Phần 3, sáng tạo hoàn toàn, đó là trang trí trên áo vét bằng các nguyên liệu cho trước như zen, đăng ten, ruy băng, hạt trúc, hạt ngọc.
Ông Giảng Thanh Trọn, giảng viên ĐH Công nghiệp TPHCM, chuyên gia nghề thiết kế đồ họa cũng cho biết, năm nay, có 26 thí sinh các nước tham gia nghề này, đề thi chia làm 3 môdun làm trong 4 ngày, mỗi môdun làm trong 6 tiếng/ngày.
Môdun 1 yêu cầu thiết kế logo cho tổ chức C’est de I’Art (Nghệ thuật là đây).
Môdun 2, thiết kế catalog 4 trang về một tổ chức, trong đó có giới thiệu một nhân vật chính của tổ chức đó.
Môdun 3 trình bày sản phẩm thiết kế, in ra giấy đóng thành tập sách.
Ông Giảng Thanh Trọn cũng cho rằng, khó nhất của đề thi này là ý tưởng thiết kế thế nào để có sản phẩm độc đáo, phù hợp với yêu cầu đề ra, còn kỹ năng, kỹ thuật là yêu cầu bắt buộc đương nhiên đối với mỗi thí sinh.
“Nghề chơi cũng lắm công phu”
Đó là cách ví von đối với việc tổ chức một Thế vận hội kỹ năng nghề như World Skills năm nay.
Tại phòng thi công nghệ ô tô, hàng chục xe Mecxeđec, Toyota… mới tinh được ban giam khảo đập vỡ kính, làm méo thành, móp đầu.
Sau đó là việc thực hiện bài thi của thí sinh theo yêu cầu đề ra.
Nghề thi nấu ăn, chuyên gia và thí sinh Việt Nam “choáng” bởi chiếc lò nướng bánh công nghệ mới nhất có giá 100.000 USD. Tuy nhiên, sau phút lúng túng, thí sinh cũng đọc được cách sử dụng.
Nghề xây gạch cũng làm thí sinh nhiều nước hẫng bởi vật liệu mới cả về chất liệu và kiểu dáng.
Thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đã đi quá xa về vật liệu và công nghệ trong tất cả các lĩnh vực mà chỉ có đi thi, chuyên gia và thí sinh nhiều nước đang phát triển mới được cọ xát.
Chỉ 1 khuông đất trống với một đống đá sỏi nhưng vì sao nghề làm vườn lại thu hút đông người xem với sự háo hức ngưỡng mộ như vậy?
Hay chỉ với một lọ keo, một chai nước và vài thứ dụng cụ thô sơ nhưng nghề vẽ móng tay lúc nào cũng thu hút hàng nghìn lượt chị em tham quan.
Các nghề công nghệ ô tô, điện tử công nghiệp, công nghệ thông tin thu hút các ông chủ, những nhà kỹ thuật sành điệu.
Nhưng các nghề trộn vữa xây gạch, ốp lát tường, thợ mộc còn thu hút người xem đông hơn, nhất là nam thanh niên và các trẻ em trai.
Sự sáng tạo được đánh giá cao đã làm cho nhiều nghề, kể cả các nghề tưởng như đơn giản nhất như xây gạch, xếp đá, matsa chăm sóc sức khỏe, thiết kế mẫu tóc… trở nên vô cùng hấp dẫn, thu hút, truyền cảm hứng và gợi ý nghề nghiệp cho hàng vạn lượt khách thăm quan.
Thế giới dường như không có sự cách biệt về nghề nghiệp, chỉ có sáng tạo và kỹ năng nghề tạo nên sự khác biệt của mỗi cá nhân.
Có lẽ, đó là thông điệp mà World Skills London muốn phát đi từ hội thi năm nay.
Thí sinh Vũ Mai Hiện thực hiện đề thi Công nghệ thời trang. |
Đó là xu hướng ra đề và đánh giá tại hội thi năm nay.
Bà Trần Thủy Bình, chuyên gia Công nghề thời trang cho biết, chủ đề của đề thi nghề nghệ thời trang năm nay là thiết kế trang phục dành cho nữ đi nhận giải thưởng Oscar thảm đỏ.
Một đề thi khá hấp dẫn nhưng không dễ bởi tìm được ý tưởng sáng tạo cho đề này mới là quan trọng.
Đề được chia làm 3 phần. Phần 1 bắt buộc may một áo vét theo đúng kiểu dáng và các thông số kỹ thuật được cho. Phần 2 tự thiết kế kiểu dáng, màu sắc một chiếc váy trên cơ sở nguyên liệu cho trước. Phần 3, sáng tạo hoàn toàn, đó là trang trí trên áo vét bằng các nguyên liệu cho trước như zen, đăng ten, ruy băng, hạt trúc, hạt ngọc.
Ông Giảng Thanh Trọn, giảng viên ĐH Công nghiệp TPHCM, chuyên gia nghề thiết kế đồ họa cũng cho biết, năm nay, có 26 thí sinh các nước tham gia nghề này, đề thi chia làm 3 môdun làm trong 4 ngày, mỗi môdun làm trong 6 tiếng/ngày.
Môdun 1 yêu cầu thiết kế logo cho tổ chức C’est de I’Art (Nghệ thuật là đây).
Môdun 2, thiết kế catalog 4 trang về một tổ chức, trong đó có giới thiệu một nhân vật chính của tổ chức đó.
Môdun 3 trình bày sản phẩm thiết kế, in ra giấy đóng thành tập sách.
Ông Giảng Thanh Trọn cũng cho rằng, khó nhất của đề thi này là ý tưởng thiết kế thế nào để có sản phẩm độc đáo, phù hợp với yêu cầu đề ra, còn kỹ năng, kỹ thuật là yêu cầu bắt buộc đương nhiên đối với mỗi thí sinh.
“Nghề chơi cũng lắm công phu”
Đó là cách ví von đối với việc tổ chức một Thế vận hội kỹ năng nghề như World Skills năm nay.
Tại phòng thi công nghệ ô tô, hàng chục xe Mecxeđec, Toyota… mới tinh được ban giam khảo đập vỡ kính, làm méo thành, móp đầu.
Sau đó là việc thực hiện bài thi của thí sinh theo yêu cầu đề ra.
|
Thí sinh Việt Nam dự phần thi tại Word Skill London |
Nghề thi nấu ăn, chuyên gia và thí sinh Việt Nam “choáng” bởi chiếc lò nướng bánh công nghệ mới nhất có giá 100.000 USD. Tuy nhiên, sau phút lúng túng, thí sinh cũng đọc được cách sử dụng.
Nghề xây gạch cũng làm thí sinh nhiều nước hẫng bởi vật liệu mới cả về chất liệu và kiểu dáng.
Thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đã đi quá xa về vật liệu và công nghệ trong tất cả các lĩnh vực mà chỉ có đi thi, chuyên gia và thí sinh nhiều nước đang phát triển mới được cọ xát.
Chỉ 1 khuông đất trống với một đống đá sỏi nhưng vì sao nghề làm vườn lại thu hút đông người xem với sự háo hức ngưỡng mộ như vậy?
Hay chỉ với một lọ keo, một chai nước và vài thứ dụng cụ thô sơ nhưng nghề vẽ móng tay lúc nào cũng thu hút hàng nghìn lượt chị em tham quan.
Các nghề công nghệ ô tô, điện tử công nghiệp, công nghệ thông tin thu hút các ông chủ, những nhà kỹ thuật sành điệu.
Nhưng các nghề trộn vữa xây gạch, ốp lát tường, thợ mộc còn thu hút người xem đông hơn, nhất là nam thanh niên và các trẻ em trai.
Sự sáng tạo được đánh giá cao đã làm cho nhiều nghề, kể cả các nghề tưởng như đơn giản nhất như xây gạch, xếp đá, matsa chăm sóc sức khỏe, thiết kế mẫu tóc… trở nên vô cùng hấp dẫn, thu hút, truyền cảm hứng và gợi ý nghề nghiệp cho hàng vạn lượt khách thăm quan.
Thế giới dường như không có sự cách biệt về nghề nghiệp, chỉ có sáng tạo và kỹ năng nghề tạo nên sự khác biệt của mỗi cá nhân.
Có lẽ, đó là thông điệp mà World Skills London muốn phát đi từ hội thi năm nay.
Cuộc thi tay nghề thế giới với thí sinh đến từ 51 quốc gia, vùng lãnh thổ; tranh tài ở 46 kỹ năng nghề. Thụy Điển, Đan Mạch, Vương quốc Anh, Mỹ, New Zeland, Australia, Hà Lan, Tây Ban Nha, Singapore, Indonesia là những quốc gia có đông thi sinh dự thi nhất. Đoàn Việt Nam tham dự với 13 thí sinh, tranh tài ở 12 nghề, gồm: Cơ điện tử, Thiết kế cơ khí trên máy vi tính (CAD), Xây gạch, Công nghệ thời trang, Thiết kế web, Thiết kế đồ họa, Điện lạnh, Lắp cáp mạng thông tin, Nấu ăn, Điện dân dụng, Điện tử công nghiệp. Trong đó hy vọng đạt Huy chương là các nghề: Công nghiệp thời trang, Điện tử công nghiệp, CAD, Công nghệ thông tin. Đây là lần thứ ba Việt Nam tham gia Hội thi tay nghề thế giới. Ở 2 hội thi trước, đoàn Việt Nam giành 6 chứng chỉ nghề xuất sắc.
|
-
Chử Hà (từ London)