Dịch vụ sống ảo với xe sang, hàng hiệu giá 20.000 đồng tại Trung Quốc. Tại Trung Quốc, chỉ với 6 nhân dân tệ (khoảng 20.000 đồng) bạn sẽ sở hữu các bức ảnh được chỉnh sửa, video lồng tiếng bản thân để đăng "sống ảo" trên mạng xã hội.

Theo báo cáo mới đây của Pear Video, việc tạo ra hình ảnh "phô trương sự giàu có theo ý thích" ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một dịch vụ được ưa chuộng ở Trung Quốc.

Chỉ với 6 nhân dân tệ (khoảng 20.000 đồng) cho mỗi video, phía cung cấp sẽ thông qua ứng dụng WeChat hoặc Taobao ghép giọng nói của khách hàng vào các video có sẵn hình ảnh thể hiện sự giàu có như xấp tiền mệnh giá lớn, xe sang, biệt thự, thú cưng đắt tiền,...

"Công phu" hơn, nhiều nơi còn mời chào thêm các hóa đơn mua hàng đắt đỏ được chỉnh sửa tên và ngày tháng tùy ý hay check-in ở những điểm du lịch nổi tiếng như Bali hay Dubai.

{keywords}
Nhiều người trẻ Trung Quốc thích khoe sự giàu có "ảo" trên mạng.

Liên hệ với một tài khoản WeChat cung cấp dịch vụ này, phóng viên trang tin Sixth Tone được dẫn link tới một trang web chứa tới hơn 2.200 video có sẵn để lựa chọn. Một trong số đó là bữa ăn tại các nhà hàng dưới nước, thú cưng "độc" như lợn, rắn hay các bữa tiệc đầy hải sản đắt tiền.

Sau khi chọn một video hai tay cầm xấp tiền toàn tờ 100 nhân dân tệ và gửi đoạn ghi âm nói: "Ôi, nhìn đống tiền của tôi nè", tài khoản WeChat này sẽ gửi lại "sản phẩm" cho khách hàng chỉ trong vòng một phút.

Một người làm nghề giúp "sống ảo" có tên Tian Tian tiết lộ với Sixth Tone rằng công việc này giúp anh thu về 10.000-20.000 nhân dân tệ/tháng (khoảng 34-68 triệu đồng). "Các video với xe hơi đắt tiền được yêu thích hơn cả", anh cho biết.

{keywords}
Chỉ với 4-8 nhân dân tệ, khách hàng sẽ có một video hoặc hình ảnh check-in sang chảnh để đăng lên mạng. Ảnh chụp màn hình.

Kể từ khi các nền tảng chia sẻ video ngắn như TikTok hay Kuaishou lên ngôi, nhiều người Trung Quốc bắt đầu thích tạo ra vỏ bọc hào nhoáng cho bản thân bằng cách đăng lên mạng các clip khoe vẻ giàu có, sang chảnh dù là "ảo".

Năm ngoái, một trong những trào lưu được hưởng ứng mạnh mẽ với hashtag #FallingStars là chụp ảnh nằm "sấp mặt" cạnh xe hơi hoặc trên đường phố, xung quanh là tiền và các vật dụng giá trị rơi vương vãi.

Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm được chỉnh sửa đơn giản phục vụ nhu cầu sống ảo đơn thuần, nhiều người cũng lo ngại rằng sẽ xuất hiện những bức ảnh, clip "fake" tinh vi, được dùng vào mục đích lừa đảo, làm tổn hại danh tiếng người khác hoặc truyền bá tin tức giả.

Sự thật sau tảng đá 'sống ảo' ở độ cao dựng tóc gáy

Sự thật sau tảng đá 'sống ảo' ở độ cao dựng tóc gáy

Nằm gần Rio de Janeiro của Brazil, mỏm đá này là nơi hoàn hảo để du khách chụp những bức ảnh khiến bạn bè tròn mắt mà không phải liều lĩnh đối mặt với hiểm nguy.

(Theo Zing)