Sống 3 lần cùng 1 khoảnh khắc đẹp
Giữa thời đại máy ảnh số, có vẻ như ai cũng dễ dàng trở thành nhiếp ảnh gia, đặc biệt là nếu bạn sở hữu một chiếc máy ảnh số đời mới, có khả năng lấy nét nhanh, khử nhiễu tốt. Chẳng cần qua khóa đào tạo nào về nhiếp ảnh, bạn cứ giơ máy lên bấm không tiếc shots, trong cả trăm kiểu thế nào cũng có vài kiểu đẹp. Ánh hào quang quá khứ của những chiếc máy chụp phim đã bị những thành tựu khoa học, kỹ thuật hiện đại làm cho lu mờ.
Ấy vậy mà, những chiếc máy ảnh phim cổ lỗ sĩ ấy vẫn âm thầm quyến rũ giới chơi ảnh, để rồi tự tìm cho mình một mạch sống bền bỉ mà mãnh liệt, có lúc trầm lắng, nhưng chưa bao giờ mai một.
Cầm một chiếc máy phim trên tay, bạn không thể vội. Bởi chụp máy film, nghĩa là bạn đang sống chậm, đang chụp ảnh cho chính mình, vì mình, chứ không chụp để chiều theo thị hiếu số đông.
Ảnh chụp bằng máy phim Canon AE 1; phim AGFA của Đức. Tác giả: một khách hàng của anh Ngô Tuấn Việt. |
Nhiều người chơi máy phim nói, họ yêu film vì sự trung thực trong màu sắc; nó gần gũi và làm ta được sống chậm hơn, chắt chiu những khoảnh khắc hơn. Chụp ảnh film luôn mang tới cho người ta những cảm xúc tích cực nhất để níu kéo mọi điều khác trong cuộc sống.
Khi ở trong một guồng quay bất tận của đủ nỗi lo toan, ồn ã đời thường, thấy trân quý hơn những điều khiến mình chậm lại, quan sát và cảm nhận sâu sắc hơn cuộc sống quanh mình. Máy chụp phim chính là một trong những thứ hiếm hoi giúp người ta nâng niu hơn từng khoảnh khắc.
Không giống như một chiếc máy ảnh số, với máy phim, trước khi chụp một bức hình, bạn cần quan sát góc chụp, bố cục, đo sáng, lấy nét một cách kỹ lưỡng. Bạn không có tràn lan dung lượng thẻ nhớ để phung phí. Với một cuộn phim, bạn chỉ có lựa chọn 12, 24 hoặc 36 lần chụp tương ứng với số tấm phim trong đó. Với máy số, bạn có thể bấm cả ngàn shots trong một buổi chụp hình. Với máy phim, bạn mất 1 ngày, 2 ngày, thậm chí cả tháng trời để hoàn thành 1 cuốn phim, rồi thời gian chờ tráng, scan film nữa. Đó là khoảnh khắc cực kỳ hồi hộp, nhất là nếu bạn tự tráng phim. Chỉ đến khi hình ảnh hiện lên film, bạn mới thở phào và yên tâm thưởng thức. Rồi sau đó, câu chuyện về tấm ảnh sẽ được bạn nhớ lại và kể với vẹn nguyên cảm xúc như khi bấm máy. Nhờ máy phim, ta có thể sống tới 3 lần cùng một khoảnh khắc đẹp.
Làm chủ kỹ thuật chụp máy phim - hành trình đầy mê hoặc
Với người mới chụp máy phim, để có được bức hình như ý không hề đơn giản. Những rủi ro khi chụp film khá nhiều. Chẳng hạn chụp xong thì phát hiện gắn film trật chốt, coi như công cốc, film bị lọt sáng do máy ảnh cũ xưa hư hỏng, film bị kẹt chồng, đôi khi cả cuộn trắng tinh thiếu sáng hoặc đen kịt thừa sáng... Thế nhưng, chính những rủi ro này lại khiến người chụp film có cảm giác thích thú, hồi hộp từ khi bắt đầu lên kế hoạch chụp tới khi được ngắm nhìn thành quả của mình.
Với nhiều người chơi máy chụp film, niềm hân hoan thậm chí đến cả từ những chiếc máy ảnh “đang nằm viện”. Khi đến Tuấn Việt 3B Bảo Khánh- một tiệm sửa máy ảnh cách hồ Gươm vài bước chân, họ tìm thấy sự đồng cảm từ tình yêu với ảnh và máy ảnh.
Chủ nhân cửa hàng sửa máy ảnh Tuấn Việt 3B Bảo Khánh, anh Ngô Tuấn Việt, một người thợ tài hoa, tỉ mỉ, “bác sĩ” cho các dòng máy ảnh, cũng là bạn tâm giao của người yêu nhiếp ảnh khắp Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.
Làm quen với chiếc Zenis đời cũ của Nga từ ngày nhập ngũ, cho đến nay, đã “cứu chữa” hàng chục ngàn chiếc máy ảnh các dòng, anh Việt chưa bao giờ vơi bớt đam mê với máy ảnh. |
Anh Việt nói, “những chiếc máy phim phần lớn đều rất bền, có tuổi đời nhiều khi hơn cả chính người chụp, nhưng do trải qua thời gian nên cũng hay gặp các vấn đề về quang học, màn trập, cơ tốc hay lấy nét. Nhiều người chụp phim thích dùng máy analog, tức là máy cơ hoàn toàn, mọi thông số phải chỉnh bằng tay, nên lưu ý, phải lên phim đều tay để phim ko bị hóc, và phải bảo quản cả máy và phim trong tủ hút ẩm để tránh ẩm mốc”.
Anh Việt “khám bệnh” chiếc máy phim Leica của khách. |
Anh Việt tiết lộ: “Nếu bạn muốn được học càng nhiều càng tốt, thì cách tốt nhất là nên bắt đầu bằng một chiếc máy cơ hoàn toàn với ít chức năng nhất có thể. Hãy quên các chế độ tự động khẩu độ, tốc độ hay ống kính tự động lấy nét và flash gắn trong. Có nhiều mẫu máy ảnh cơ mà bạn có thể dùng được với mức giá vừa phải như Praktica MTL 50 hoặc những máy có từ thập niên 70, 80 của Nhật như Olympus OM-2/OM-1, Minolta X700 hay Pentax MX.”
Chọn phim nào để chụp cũng là điều cần cân nhắc với người chụp máy phim. Máy phim không có WB (cân bằng trắng), mỗi loại cho một tone màu đặc trưng mà người rành xem ảnh là biết chụp bằng loại film gì. Người mới chụp được các tiền bối cho bí-kíp là cứ phong cảnh thì chụp Konica, mây trời thì Fujicolor, chân dung hay tiệc tùng lễ hội thì Kodak, nghệ thuật sáng tác thì BW hay Slide...
Cửa hàng sửa máy ảnh, camera Tuấn Việt 3B ngõ Bảo Khánh |
Bạn có thể tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm chụp máy phim trên các diễn đàn trên facebook, hoặc tìm những người bạn có chung sở thích để rủ nhau đi sáng tác, chia sẻ kinh nghiệm. Quá trình từ làm quen với máy, với phim, với các chế độ chụp sẽ lâu hay mau tùy vào mỗi người. Quan trọng là bạn đã bắt đầu, và mong muốn trải nghiệm đắm say mà nhiếp ảnh nói chung và ảnh phim nói riêng đem đến cho bạn.
- Linh kiện thay thế có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Cam kết sửa chữa trực tiếp, không qua trung gian, tránh tình trạng phát sinh chi phí của khách hàng.
- Sửa chữa luôn đặt chữ Tâm lên hàng đầu, không vì lợi nhuận mà mất uy tín, mất đạo đức. Tất cả lỗi sửa chữa sẽ được báo giá cụ thể và được khách hàng đồng ý.
- Sẵn sàng tiếp thu ý kiến của khách hàng, giải quyết thỏa đáng mọi khiếu nại. Hoàn tiền nếu sửa không đạt yêu cầu của khách.
- Khách nhận máy đã sửa sau 1 - 4 ngày. Các lỗi nhỏ hoặc nhu cầu đặc biệt sẽ được khắc phục để khách mang máy về luôn.
Địa chỉ: 3B Ngõ Bảo Khánh, phố Bảo Khánh, P.Hàng Trống, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: 0904251189
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100004158614739
Kim Thanh