Ngày
18-1, tại Hà Nội, Bộ Công thương đã ký biên bản ghi nhớ với JICA (Nhật
Bản) về dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, gồm hai tổ máy,
công suất mỗi tổ máy là 600 MW.
Dự án do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam là chủ đầu tư đối với cảng nhập khẩu than và đường dây truyền tải phục vụ nhà máy.
Phạm vi thực hiện của MOU cho dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 sẽ bao gồm các nội dung: Khẳng định về sự cần thiết và cơ sở thực hiện của dự án; Nghiên cứu phát triển kế hoạch thực hiện dự án NMNĐ Sông Hậu 1; Nghiên cứu hệ thống cung cấp nhiên liệu; Nghiên cứu phát triển hệ thống đường dây truyền tải và trạm biến áp; Nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện cảng trung chuyển than nhập khẩu; Xem xét Đề án PPP phù hợp nhất.
Được biết, JICA sẽ tiến hành thành lập Nhóm khảo sát và nộp báo cáo cuối cùng cho Bộ Công Thương vào tháng 7/2011.
Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 là dự án triển khai đầu tiên trong Trung tâm Điện lực Sông Hậu đặt tại Cụm công nghiệp Phú Hữu A - huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang.
Trung tâm điện lực Sông Hậu có quy mô lớn nhất Việt Nam tính đến nay - trong đó dự án đầu tiên là dự án Nhà máy điện Sông Hậu 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 là đơn vị thiết kế với tổng mức đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD.
Trung tâm Điện lực Sông Hậu theo quy hoạch được Bộ Công thương phê duyệt với quy mô công suất khoảng 5.200MW (lớn gấp hơn 2 lần công suất thiết kế của Nhà máy Thủy điện Sơn La) bao gồm 3 dự án nhà máy nhiệt điện đốt than gồm: Nhà máy điện Sông Hậu 1 (2x600 MW), NMĐ Sông Hậu 2 (2x1.000 MW), NMĐ Sông Hậu 3 (2x1.000 MW) cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật phụ trợ khác cũng sẽ được xây dựng.
Trung tâm Điện lực Sông Hậu được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 367ha. Theo Qui hoạch điện VI, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đặt mục tiêu khởi công xây dựng Nhà máy điện Sông Hậu 1 vào năm 2011 và đưa tổ máy thứ nhất phát điện vào cuối năm 2015, tổ máy 2 vào năm 2016. Địa điểm xây dựng Nhà máy điện Sông Hậu 1 là khu đất bên bờ phải sông Hậu Giang, cách cửa Định An khoảng 66 km về phía thượng lưu, cách Thành phố Cần Thơ 12km về phía hạ lưu.
Dự án Nhà máy điện Sông Hậu 1 nằm trong khu quy hoạch Trung tâm Điện lực Sông Hậu, phía đông bắc giáp sông Hậu, phía tây nam giáp rạch Giáo Hoàng khoảng 400m, phía tây bắc là Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2. Đây là khu vực khá phát triển về mặt công nghiệp có dự án Cảng Cái Cui, Khu Công nghiệp Sông Hậu; về nông nghiệp chủ yếu là trồng cây ăn trái, hoa màu và chăn nuôi gia cầm, gia súc.
Trung tâm Điện lực Sông Hậu - Hậu Giang được xác định là trung tâm điện lực vùng, có nhiệm vụ cung cấp điện năng lên lưới điện quốc gia, phục vụ chủ yếu cho khu vực phía Nam và điều hòa chung cho cả nước thông qua hệ thống đường dây 220/500KV Bắc - Nam.
Riêng đối với Hậu Giang, việc đầu tư Trung tâm Điện lực Sông Hậu không chỉ hình thành, phát triển được một hạ tầng cơ sở về năng lượng, gia tăng giá trị sản xuất theo hướng công nghiệp trên địa bàn mà còn góp phần tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, thúc đẩy các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ khác phát triển và có nguồn thu ngân sách lớn, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong những năm qua, nhiều công trình điện năng đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai và đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng như Trung tâm Điện lực Dầu khí Cà Mau gồm 2 nhà máy khí điện với tổng công suất 1.500MW (vận hành thương mại cuối năm 2008) và Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 có công suất 450MW vận hành thương mại cuối tháng 6/2009, hàng năm cung cấp cho hệ thống điện quốc gia gần 10 tỷ KWh, giúp chia sẻ khó khăn với ngành điện, đảm bảo cung cấp điện năng cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Ngoài các dự án điện trên, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang tiếp tục khẩn trương xúc tiến triển khai các dự án khác được giao làm chủ đầu tư như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (công suất 1.200MW), Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (công suất 1.200MW), Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1- Quảng Bình (công suất 1200 MW), Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 – Sóc Trăng (công suất 1.200 MW), Nhà máy Thủy điện Luang Prabang tại nước bạn CHDCND Lào (công suất khoảng 1.110MW).
Đức Chính
Dự án do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam là chủ đầu tư đối với cảng nhập khẩu than và đường dây truyền tải phục vụ nhà máy.
Phạm vi thực hiện của MOU cho dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 sẽ bao gồm các nội dung: Khẳng định về sự cần thiết và cơ sở thực hiện của dự án; Nghiên cứu phát triển kế hoạch thực hiện dự án NMNĐ Sông Hậu 1; Nghiên cứu hệ thống cung cấp nhiên liệu; Nghiên cứu phát triển hệ thống đường dây truyền tải và trạm biến áp; Nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện cảng trung chuyển than nhập khẩu; Xem xét Đề án PPP phù hợp nhất.
Được biết, JICA sẽ tiến hành thành lập Nhóm khảo sát và nộp báo cáo cuối cùng cho Bộ Công Thương vào tháng 7/2011.
Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 là dự án triển khai đầu tiên trong Trung tâm Điện lực Sông Hậu đặt tại Cụm công nghiệp Phú Hữu A - huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang.
Trung tâm điện lực Sông Hậu có quy mô lớn nhất Việt Nam tính đến nay - trong đó dự án đầu tiên là dự án Nhà máy điện Sông Hậu 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 là đơn vị thiết kế với tổng mức đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD.
Trung tâm Điện lực Sông Hậu theo quy hoạch được Bộ Công thương phê duyệt với quy mô công suất khoảng 5.200MW (lớn gấp hơn 2 lần công suất thiết kế của Nhà máy Thủy điện Sơn La) bao gồm 3 dự án nhà máy nhiệt điện đốt than gồm: Nhà máy điện Sông Hậu 1 (2x600 MW), NMĐ Sông Hậu 2 (2x1.000 MW), NMĐ Sông Hậu 3 (2x1.000 MW) cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật phụ trợ khác cũng sẽ được xây dựng.
Trung tâm Điện lực Sông Hậu được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 367ha. Theo Qui hoạch điện VI, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đặt mục tiêu khởi công xây dựng Nhà máy điện Sông Hậu 1 vào năm 2011 và đưa tổ máy thứ nhất phát điện vào cuối năm 2015, tổ máy 2 vào năm 2016. Địa điểm xây dựng Nhà máy điện Sông Hậu 1 là khu đất bên bờ phải sông Hậu Giang, cách cửa Định An khoảng 66 km về phía thượng lưu, cách Thành phố Cần Thơ 12km về phía hạ lưu.
Dự án Nhà máy điện Sông Hậu 1 nằm trong khu quy hoạch Trung tâm Điện lực Sông Hậu, phía đông bắc giáp sông Hậu, phía tây nam giáp rạch Giáo Hoàng khoảng 400m, phía tây bắc là Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2. Đây là khu vực khá phát triển về mặt công nghiệp có dự án Cảng Cái Cui, Khu Công nghiệp Sông Hậu; về nông nghiệp chủ yếu là trồng cây ăn trái, hoa màu và chăn nuôi gia cầm, gia súc.
Trung tâm Điện lực Sông Hậu - Hậu Giang được xác định là trung tâm điện lực vùng, có nhiệm vụ cung cấp điện năng lên lưới điện quốc gia, phục vụ chủ yếu cho khu vực phía Nam và điều hòa chung cho cả nước thông qua hệ thống đường dây 220/500KV Bắc - Nam.
Riêng đối với Hậu Giang, việc đầu tư Trung tâm Điện lực Sông Hậu không chỉ hình thành, phát triển được một hạ tầng cơ sở về năng lượng, gia tăng giá trị sản xuất theo hướng công nghiệp trên địa bàn mà còn góp phần tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, thúc đẩy các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ khác phát triển và có nguồn thu ngân sách lớn, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong những năm qua, nhiều công trình điện năng đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai và đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng như Trung tâm Điện lực Dầu khí Cà Mau gồm 2 nhà máy khí điện với tổng công suất 1.500MW (vận hành thương mại cuối năm 2008) và Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 có công suất 450MW vận hành thương mại cuối tháng 6/2009, hàng năm cung cấp cho hệ thống điện quốc gia gần 10 tỷ KWh, giúp chia sẻ khó khăn với ngành điện, đảm bảo cung cấp điện năng cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Ngoài các dự án điện trên, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang tiếp tục khẩn trương xúc tiến triển khai các dự án khác được giao làm chủ đầu tư như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (công suất 1.200MW), Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (công suất 1.200MW), Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1- Quảng Bình (công suất 1200 MW), Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 – Sóc Trăng (công suất 1.200 MW), Nhà máy Thủy điện Luang Prabang tại nước bạn CHDCND Lào (công suất khoảng 1.110MW).
Đức Chính