- Hướng dẫn viên sinh năm 1990 cho biết, trước chuyến đi mọi người đã chuẩn bị tâm lý kỹ càng nhưng khi chiếc ca nô di chuyển được 10 phút thì một thành viên trong đoàn gặp sự cố đáng tiếc…
Chia sẻ với phóng viên về nghề, anh Bùi Gia Bảo (SN 1990, quê Nghệ An) hiện là hướng dẫn viên du lịch tự do cho biết, muốn có được tình cảm của khách hướng dẫn viên phải tự tin, có kỹ năng truyền đạt thông tin và chăm sóc khách hàng thật sự chu đáo.
Sau 5 năm trong nghề, hướng dẫn viên sinh năm 1990 chia sẻ, anh từng gặp rất nhiều tình huống dở khóc, dở cười.
Anh Bảo nhớ lại chuyến du lịch của những người cao tuổi đi Cù Lao Chàm ở tỉnh Quảng Nam: “Đoàn khách tôi dẫn là những người cao tuổi. Trước khi vào Đà Nẵng, chúng tôi dành một ngày để đi tham quan Cù Lao Chàm”.
Anh Bùi Gia Bảo đang hướng dẫn du khách (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |
Anh Bảo cho biết, để đi đến địa điểm này anh đã làm công tác tư tưởng, đảm bảo sức khỏe cho các du khách.
“Tôi nói với các cụ rằng, để đi được ra đảo, phải di chuyển bằng ca nô. Khi đi ca nô sóng sẽ đánh rất mạnh. Vì vậy, nếu cụ nào cảm thấy sức khỏe của mình không đảm bảo thì nên cân nhắc. Nhưng tất cả các cụ đều hào hứng nói nhất định sẽ tham gia”, anh Bảo cho hay.
“Chiếc ca nô di chuyển được 10 phút thì một trong số những vị khách trên đoàn gặp phải sự cố. Vị khách này liên tục kêu đau lưng và nói không thể tiếp tục đi được nữa”, anh Bảo nói tiếp.
Trước tình huống xảy ra, anh Bảo khá bối rối. Anh đỡ lấy vị khách và trấn an tinh thần cho ông. Khi lên bờ, anh Bảo cũng đích thân cõng vị khách này.
"Về đến khách sạn, tôi khuyên ông nên đi bệnh viện nhưng vị khách này không đồng ý. Ông yêu cầu tôi gọi bác sỹ đến tận nơi chứ không chịu vào viện. Nếu bác sĩ không đến, ông sẽ chỉ uống thuốc giảm đau”, anh Bảo kể.
Trước tình huống cấp bách, anh Bảo đành thuyết phục và đưa vị khách cao tuổi đến một phòng khám tư để khám và điều trị. Tại đây, bác sĩ cho biết, ông có dấu hiệu bị tụt xương sống, phải quấn nẹp quanh người.
Cứ tưởng mọi chuyện như vậy là kết thúc, không ngờ khi ra tới sận bay, các nhân viên an ninh lại yêu cầu vị khách này phải cởi bỏ những thanh nẹp để kiểm tra.
“Ông cụ không hài lòng nhưng vì đây là quy định của ngành hàng không, giấy tờ xác nhận của phòng khám cũng không đầy đủ nên buộc phải tuân thủ”, anh Bảo cho biết.
Tuy nhiên, để ông cụ và mọi thành viên trong đoàn cảm thấy thoải mái, Gia Bảo nói anh đã phải cố gắng hài hòa mọi chuyện. Thậm chí, khi đoàn khách đã về đến Hà Nội, anh vẫn đứng dậy để nói lời xin lỗi vì những sự cố xảy ra trong chuyến hành trình. May mắn cho anh, nhiều hành khách cũng tỏ ra hài lòng, họ nói lời cảm ơn anh vì sự nhiệt tình, chu đáo.
Anh Bùi Gia Bảo trong một lần dẫn đoàn (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |
Anh Bảo chia sẻ, ngoài tình huống nêu trên, trong quá trình dẫn đoàn khách du lịch, anh còn gặp một tình huống trớ trêu khác. Anh Bảo kể, đoàn khách anh dẫn có 30 người đi Sài Gòn. Ngày đầu tiên ở điểm du lịch, mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Sáng sớm của ngày thứ hai, anh nhận được thông tin có 3 người trong đoàn bị ngộ độc.
“Hốt hoảng khi nghe tin, tôi vội đưa họ vào bệnh viện. Lúc trở về, tôi bị người trưởng đoàn phê bình vì cho rằng tôi đưa họ vào nhà hàng không an toàn. Người này còn dọa, sẽ gọi về công ty du lịch để chấm dứt hợp đồng” - anh Bảo nói.
Anh Bảo tâm sự: “Lúc đó tôi rất buồn. Tôi thông báo sự việc với phía nhà hàng. Tuy nhiên, tôi cũng phải công nhận với lý lẽ của nhà hàng đó là, nếu khách bị ngộ độc do ăn ở nhà hàng thì hàng nghìn người ăn bữa tối đó cũng phải bị ngộ độc”.
Cuối cùng, may mắn cho anh Bảo, sau khi đã bình phục, ba người khách đã thừa nhận, sau khi ăn tối tại nhà hàng, họ đã đi dạo và ăn đêm ở một quán ven đường. Vì thế, vị trưởng đoàn đã chịu đứng ra xin lỗi hướng dẫn viên.
“Tuy nhiên tôi vẫn đứng ra nhận hết trách nhiệm về mình. Mặt khác, tôi cũng thông báo để phía nhà hàng đến động viên, thăm hỏi bệnh nhân”, anh Bảo nói.
Anh Bảo cho biết, qua mỗi vụ việc, mỗi tình huống khi dẫn khách du lịch, anh lại học thêm được một bài học kinh nghiệm quý báu.
"Tôi luôn tâm niệm, mình cứ làm đúng, làm tốt, làm hết trách nhiệm thì sẽ luôn nhận được sự yêu thương, trân quý của mọi người", anh Bảo tâm sự.
Tiếng hét thất thanh của cô gái trẻ trong đoàn du lịch
Có thâm niên 5 năm làm hướng dẫn viên du lịch, anh Trần Văn Chuẩn (SN 1990, quê Hưng Yên) có không ít kỷ niệm với nghề này.
Cô dâu 9X: 'Chụp ảnh cưới là lãng phí, để tiền đi du lịch thích hơn?
Bao nhiêu bạn trẻ mất cả mấy ngày trời, hàng chục triệu đồng, bao nhiêu công sức để có một album ảnh cưới và rồi sau ngày vui, những bức ảnh đó nằm lăn lóc trong góc tủ?
Hoàng Bách làm Đại sứ Du lịch Singapore tại Việt Nam
Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa ra mắt Thương hiệu Truyền thông mới mang tên Singapore - Passion Made Possible (Singapore - Nơi đam mê khơi mở tiềm năng) và ca sĩ Hoàng Bách được chọn làm Đại sứ tại Việt Nam.
Thanh Hải - Minh Anh