Chuyển đổi số ngành nông nghiệp góp phần hiện thực hoá mục tiêu tiếp tục thay đổi tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, thời gian qua, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản đã góp phần cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã; góp phần tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản.

nongsan.png
Ảnh minh hoạ

Đơn cử, tại Đồng Tháp, công nghệ GIS để quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác dự tính, dự báo dịch hại  nhằm chủ động phòng chống hiệu quả. Bước đầu triển khai thực hiện mạng lưới giám sát sâu rầy thông minh (lắp đặt 13 hệ thống giám sát sâu rầy thông minh trên địa bàn tỉnh và triển khai ứng dụng phần mềm PPDMS 2.0 vào việc báo cáo và tổng hợp số liệu tình hình sâu bệnh hại cây trồng trên địa bàn tỉnh).Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh ứng dụng phần mềm Quantum GIS trong phân tích, đánh giá tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, xây dựng bản đồ dịch tễ giúp kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Một lợi ích không thể không nhắc đến của việc ứng dụng GIS trong nông nghiệp chính là dự đoán sản lượng từng mùa vụ. Đối với những vùng chuyên canh lớn, việc tính toán sản lượng là điều rất khó khăn với người nông dân. Nhưng, với GIS điều này lại dễ dàng, GIS chính là công cụ có chức năng giúp xác định, dự đoán sản lượng mùa vụ vô cùng chính xác và hiệu quả. 

Dựa vào các tính năng trên, ứng dụng GIS trong nông nghiệp giúp người sản xuất có thể cập nhật dữ liệu về thực tại đất, nước, sâu bệnh, điều kiện dinh dưỡng,… của cây trồng thông qua hình ảnh trên vệ tinh. Từ đó, dự đoán được tình hình phát triển và sự trưởng thành của cây trồng trên vùng chuyên canh của mình, biết được sản lượng, năng suất trên mỗi mùa vụ là bao nhiêu mà không sợ bị nhầm lẫn. 

Ngọc Tuân và nhóm PV, BTV