Giảm xóc xe máy có tác dụng triệt tiêu những chấn động từ mặt đường tác động lên tay lái cũng như toàn bộ xe. Có 2 dạng giảm xóc phổ biến: giảm xóc truyền thống dạng ống lồng và giảm xóc hành trình ngược (Up Side Down).

{keywords}
Giảm xóc đầu tiên trên xe máy được ra đời vào năm 1935. Ảnh: Visiordown.

Giảm xóc ống lồng là loại đang được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1935 trên 2 mẫu xe BMW R12 và R17. Giảm xóc ống lồng vẫn được sử dụng phổ biến và rộng rãi đến ngày nay vì nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, dễ lắp ráp và tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng và phần ty giảm xóc khó bị trầy xước hơn giảm xóc hành trình ngược USD. Giảm xóc ống lồng có phần ty nằm phía trên chảng ba và phần vỏ bên ngoài giảm xóc cố định với trục bánh xe. Những xe phổ thông như Honda Winner, Yamaha Exciter 150, Suzuki GSX-R150 ... đều được trang bị giảm xóc ống lồng nhằm giảm chi phí và hạ giá thành xe. 

{keywords}
Cấu tạo của giảm xóc ống lồng khá đơn giản.

Tuy nhiên giảm xóc ống lồng có nhược điểm là khả năng hấp thụ và giảm chấn động bị hạn chế, nên thường phù hợp với các dòng xe phổ thông. Giảm xóc dễ bị cong khi xảy ra va chạm và có khối lượng nặng hơn giảm xóc hành trình ngược.

Đối với những dòng xe thể thao hiện đại, đặc biệt là các dòng xe off-road, nhà sản xuất thường trang bị giảm xóc hành trình ngược (Up Side Down). Giảm xóc hành trình ngược hấp thụ và giảm chấn động tốt hơn giúp tăng độ êm ái cho người điều khiển xe. Nhờ sử dụng vật liệu nhẹ hơn giảm xóc ống lồng nên giảm xóc hành trình ngược cũng nhẹ hơn. Các dòng xe thể thao phân khối lớn như BMW S1000RR, Yamaha R1... hay các xe phân khối nhỏ cao cấp như Yamaha TFX 150, Honda CRF 150... đều sử dụng giảm xóc hành trình ngược.

{keywords}
Giảm xóc hành trình ngược có thiết kế nhẹ hơn nhưng dễ bị xì dầu. Ảnh: Big bike.

Giảm xóc hành trình ngược có giá thành khá đắt, và cần được chăm sóc kỹ hơn so với giảm xóc ống lồng. Phần ty giảm xóc được đặt ở phía dưới nên dễ bị trầy xước hơn. Cần phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các ron để tránh trường hợp giảm xóc bị xì dầu. 

(Theo Zing)