Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên khi nhận ra sự khác biệt một trời một vực giữa cách dạy con của Hoàng gia Nhật Bản và phương pháp giáo dục của nhiều "gia đình có điều kiện" ở Trung Quốc.

Người ta vẫn nói, Nhật Bản là một đất nước thần kỳ với những quan niệm đi ngược hẳn lại với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Có lẽ chính sự khác biệt ấy đã khiến một đất nước ít tài nguyên và hay gặp thiên tai như Nhật Bản phát triển được như ngày hôm nay.

Không giống với các bậc phụ huynh ở nhiều quốc gia châu Á khác, đặc biệt là những gia đình nhiều tiền lắm của, lúc nào cũng nâng niu bao bọc con cái như bảo vật, người Nhật lại có những phương pháp dạy con vô cùng đặc biệt để con có thể tự lập ngay từ khi còn bé.

Vậy các đại gia ở đất nước mặt trời mọc dạy con như thế nào nhỉ? Hãy nhìn vào cách Hoàng gia Nhật, biểu tượng của quyền lực và sự vinh hoa phú quý ở nước này dạy Công chúa Aiko, con gái của Hoàng Thái tử nên người và so sánh với phương pháp giáo dục của một gia đình thuộc dạng có điều kiện bất kỳ ở Trung Quốc, chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên đấy!

1. Tính tự lập

{keywords} 
{keywords} 

Người ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh Công chúa Aiko tự đeo cặp sách hay tự cầm ô tung tăng bước vào cổng trường. Nhiều người không khỏi thắc mắc, đường đường là Công chúa của một đất nước, vậy mà khi đến trường lại phải tự đeo cặp sách trên vai ư? Thế mấy ông vệ sĩ đi theo để làm gì nhỉ? Một người có thân phận cao quý như Công chúa với cả đám tùy tùng theo hầu đằng sau thì không nên làm những việc nhỏ nhặt này mới phải chứ!

Tuy nhiên, đối với người Nhật, gây phiền phức cho những người xung quanh là một việc không nên, vì vậy, trẻ em Nhật ngay từ nhỏ đã được giáo dục phải tự làm những việc của mình, tránh làm ảnh hưởng đến người khác, cho dù chỉ là việc nhỏ nhặt nhất như đeo cặp sách đến trường.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, hàng ngày người ta đều được chứng kiến cảnh tượng những người già che ô hay cầm cặp sách cho con cháu mỗi khi đến trường. Chính sự bao bọc thái quá của các bậc phụ huynh nước này đã tạo cho lũ trẻ thói quen sống ỷ lại, dựa dẫm vào người lớn.

2. Con đường đến trường

{keywords}

Gia đình Hoàng Thái tử Nhật cho rằng, việc đưa đón Công chúa đi học sẽ hình thành lối suy nghĩ "mình là số 1, mình là người được ưu tiên" trong tâm hồn trẻ thơ và kéo giãn khoảng cách giữa Công chúa với các bạn cùng trang lứa, gây ra những ảnh hưởng không tốt tới việc hình thành nhân cách của cô bé.

Chính vì vậy, Công chúa sẽ không được đưa tới tận cổng trường mà chỉ đi đến một khu vực gần trường học rồi tự đi bộ vào lớp. Người dân Nhật không mấy ngạc nhiên khi thấy Công chúa nước mình cuống quýt chạy vào trường cho kịp giờ lên lớp, đây cũng là một minh chứng cho thói quen làm mọi việc cực kỳ đúng giờ của người dân xứ Phù Tang.

{keywords}

Còn tại Trung Quốc, mỗi giờ vào lớp hay tan học, những khu vực gần cổng trường luôn trong tình trạng tắc nghẽn, bởi có hàng đoàn xe của các vị phụ huynh đang nối đuôi nhau chờ đưa đón con mình. Theo những vị phụ huynh này, để con cái tự mình đi đến trường là một việc làm nguy hiểm, đồng thời vì muốn con mình "mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu", thế nên họ chỉ có thể yên tâm khi tự mình đưa đón con đi học. Lâu dần, những đứa trẻ được bố mẹ đưa đón mỗi ngày sẽ có sự so sánh với các bạn khác cùng cảnh ngộ và hình thành suy nghĩ: phải được đưa đón bằng xe đẹp, nếu không sẽ trở thành trò cười cho những người xung quanh.

3. Bồi dưỡng năng khiếu

{keywords}

Người Nhật cực kỳ chú trọng việc bồi dưỡng năng khiếu và phát triển tiềm năng cho con trẻ. Các thầy cô giáo ở Nhật sẽ tìm cách khuyến khích học sinh của mình tham gia vào những câu lạc bộ phù hợp với khả năng. Có lẽ người dân nước này đều biết, Công chúa của mình rất chăm chỉ luyện thư pháp mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, thay vì cắm cúi vào những thú vui vô bổ như nhiều vị tiểu thư đài các trên thế giới.

{keywords}

Trong khi đó, tại Trung Quốc, đa số các bậc phụ huynh lại luôn muốn ép con cái phát triển toàn diện về mọi mặt, khiến cho lũ trẻ rơi vào trạng thái học hành quá tải. Tuy nhiên, không giống như người Nhật, sau giờ học thường hướng con trẻ vào những hoạt động bổ ích cho trẻ thơ hoặc rèn giũa bản thân, người Trung Quốc lại để con cái tự do vui chơi và làm những việc mình thích, kể cả việc ngồi dán mắt vào màn hình chơi game suốt ngày.

4. Sự quan tâm từ phía gia đình

{keywords}

Trong hầu hết các gia đình giàu có tại Trung Quốc, bố mẹ quanh năm suốt tháng chỉ biết cắm cúi kiếm tiền hay dành phần lớn thời gian cho những cuộc gặp xã giao mà thờ ơ với con cái, bởi vì rất nhiều người cho rằng, chỉ cần chu cấp thật nhiều tiền là lũ trẻ có thể sống một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

Còn trong gia đình Hoàng gia Nhật, cho dù phải đối mặt với trăm công nghìn việc mỗi ngày, Thái tử và Thái tử phi vẫn luôn cố gắng dành thời gian bên con trong những cột mốc quan trọng của cuộc đời cô bé, cùng con trưởng thành. Họ không bao giờ vắng mặt trong các buổi lễ khai giảng, các buổi họp phụ huynh, các buổi lễ tốt nghiệp, hay thậm chí là đại hội thể thao của con gái. Có lẽ họ hiểu được rằng, sự yêu thương, quan tâm phải xuất phát từ trái tim chứ không phải cứ dùng tiền là mua được.

5. Đặc quyền trong bữa ăn trưa ở trường

{keywords}

Chắc chắn mọi người đều nghĩ rằng cơm trưa của Công chúa sẽ toàn là những món sơn hào hải vị, khác xa so với bữa ăn của các học sinh bình thường. Thế nhưng, sự thật là mỗi ngày Aiko đều mang theo cơm hộp do mẹ chuẩn bị, gồm toàn những món ăn bình dân quen thuộc của người Nhật. Ngay cả khi xuất thân trong gia đình danh giá, Aiko cũng sống một cuộc sống vô cùng giản dị.

Trong khi đó, những gia đình giàu có ở Trung Quốc lại luôn muốn con mình phải được đối xử thật đặc biệt, và họ chứng minh "đẳng cấp" bằng cách không tiếc tiền cho con mua những bữa ăn đắt tiền mà các bạn học bình thường chỉ có thể nhìn ngắm từ xa.

6. Công chúa cũng cần phải lễ phép giống như mọi người

Nhắc đến Hoàng gia, người ta sẽ nghĩ ngay đến quyền lực, và tất nhiên, ai cũng cho rằng đi kèm với thế lực sẽ là những đặc quyền mà những người thường dân ao ước cả đời cũng chẳng thể có được. Tuy nhiên, khác với suy nghĩ của nhiều người, Công chúa Nhật Bản không hề làm ra vẻ cao ngạo hay tỏ thái độ của bậc "bề trên".

Cũng giống như bao đứa trẻ khác ở Nhật, Công chúa Aiko được dạy dỗ cách cư xử theo đúng phép tắc và luôn giữ lễ nghĩa trong mọi hoàn cảnh. Thậm chí, Công chúa Aiko cho rằng, càng có thân phận cao quý thì lại càng phải lễ phép, bởi vì cô phải trở thành một tấm gương sáng cho người dân Nhật Bản noi theo.

Ngược lại, rất nhiều "cậu ấm cô chiêu" ở Trung Quốc lại tự cho mình đặc quyền của một ông hoàng và luôn tỏ ra khinh thường những người không cùng "đẳng cấp" với mình. Có lẽ, đối với những đứa trẻ con nhà giàu này, có tiền là có tất cả.

{keywords}

Chính nhờ nền giáo dục khắt khe và khiêm nhường trên mà đất nước Nhật Bản mới phát triển được như ngày hôm nay và trở thành niềm ước ao của biết bao người. Lối sống giản dị của Công chúa Aiko là sự phản ánh chân thực nhất về Hoàng gia Nhật Bản và có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến cho người dân đất nước mặt trời mọc cực kỳ ủng hộ Thiên hoàng và chế độ Quân chủ lập hiến đã tồn tại suốt bao nhiêu năm qua ở xứ sở của mình.

(Theo Trithuctre)