Lịch sử thế giới ghi nhận súng đạn khởi nguồn ở Trung Quốc nhưng khẩu pháo đầu tiên lại ra đời tại châu Âu. Vào thế kỷ thứ IX, người Trung Quốc bắt đầu chế tạo ra loại thuôc súng đầu tiên gọi là huo-yao (hoả khí). Ban đầu nó được sử dụng để chữa nhiễm trùng da với các thành phần chính bao gồm Natri Nitrat, than chì Sulfur nhưng sau đó, quân đội đã phá hiện ra khả năng dùng huo-yao để tạo ra bom, mìn và pháo hoa.
Bằng “Con đường tơ lụa”, thuốc súng được vận chuyển đến châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ XIII. Tại đây, công thức chế tạo thuốc súng được cải tiến triệt để tạo ra sức công phá lớn nhất bao gồm 75% Natri Nitrat, 15% than trì và 10% Sulfur.
Trên thực tế, tài liệu chính thức sớm nhất nói về hoả khí là một bản thảo bằng tiếng Anh có nhan đề là “Nhiệm vụ của các vị Vua” từ năm 1326, trong đó có bản vẽ một người đàn ông thao tác bắn bằng một khẩu đại bác nhỏ nhưng không có lời chú giải. Khi nghiên cứu tranh, các chuyên gia phát hiện khẩu đại bác có hình thon về phía sau, miệng nòng loe ra cho thấy người châu Âu thời đó bắt đầu coi trọng vấn đề độ bền của vị trí phát nổ.
Pháo thủ sẽ châm lửa qua một lỗ bằng thanh sắt lung đỏ - một loại công cụ đốt cháy thông dụng của các khẩu đại bác đầu tiên, và đạn là một mũi tên. Điểm đáng chú ý khác của bức tranh là phương pháp lắp đặt pháo. Theo đó, khẩu pháo ra đời sớm nhất được đặt trên những thanh giằng bằng gỗ, nòng hướng về mục tiêu tấn công.
Cũng trong năm 1326, khẩu pháo thật đầu tiên được ghi nhận là khẩu pháo làm bằng đồng, sử dụng đạn bằng sắt để bảo vệ thành Florence ở Ý. Tài liệu bằng tiếng Anh được ghi nhận năm 1338 là một hợp đồng chuyển giao 2 pháo bằng sắt và một pháo 2 ổ đạn bằng sắt, 1 pháo bằng đồng cho nhưng người bảo vệ chiến tuyên cho nhà vua.
Trận chiến Arnemuiden giữa Anh và Pháp vào năm 1338 là lần đầu tiên những khẩu pháo được sử dụng trên tàu hải quân. Chiến hạm Christopher của Hải quân Hoàng gia Anh là chiếc tàu đầu tiên trên thế giới được trang bị 3 khẩu pháo có 48 chốt, làm bằng sắt, trang trí bằng lông chim, diêm tiêu và lưu huỳnh làm thuốc nổ.
Đến cuối thế kỷ XIV, phương pháp thông dụng trong chế tạo nòng pháo bao gồm việc đặt các lá sắt theo chiều dọc, dùng búa ghép chặt chúng lại với nhau và dùng vòng đai sắt để gia cố. Đầu thế kỷ XV, phát triển quan trọng của thuốc súng là thuốc nổ hạt nhưng người ta chưa thể chế tạo được loại vũ khí có khả năng tận dụng loại thuốc có sức công phá mạnh hơn này nên phải đúc loại súng lớn hơn. Đến thế kỷ XVI, người ta sử dụng sắt để đúc khẩu pháo thay vì dùng đồng, vì giá đồng đắt hơn. Các khẩu pháo bằng sắt đầu tiên của quân đội Anh được đúc năm 1543 và đến năm 1574 đã có nhiều loại pháo với nhiều kích cỡ khác nhau.
Lúc đó các khẩu pháo chưa có khả năng cơ động. Đến triều đại của Vua Thuỵ Điển Gustav Adolf Đệ Nhị (1594 – 1632), kỹ thuật sản xuất pháo mới được cải tiến để mang động cơ trong chiến đấu. Quốc vương Gustav chia pháo làm 2 loại bao gồm dã chiến và pháo bao vây. Ông cũng chế tạo ra loại pháo da nổi tiếng, có nòng pháo làm bằng đồng nhẹ buộc bằng dây chão và gia cố bằng da – khả năng cơ động tốt hơn tất cả các loại pháo trước đó.
Pháo thời nay rất dễ phân biệt bởi cỡ nòng lớn, bắn ra đầu đạn (có thể phát nổ) hoặc rocket và có kích thước cũng như khối lượng khác nhau để phù hợp với yêu cầu tương thích với xe đặc dụng cho chiến đấu và cho việc vận chuyển. Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng nhất của pháo thời hiện đại là sử dụng cách bắn gián tiếp, tức mục tiêu không nhất thiết phải nằm trong tầm nhìn. Cách bắn gián tiếp xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, là một bước tiến vượt bậc nhờ vào sự phát triển của phương pháp dự đoán hỏa lực trong Thế chiến thứ I.
Theo GenK