Những công ty đa quốc gia như Pepsi, Intel, Nokia, GlaxoSmithKline và
các hãng của Ấn Độ như Godrej & Boyce và Tata đang cố gắng nhanh
chóng đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng dưới đáy của xã hội Ấn
Độ.
Bộ phim Triệu phú khu ổ chuột của Danny Boyle đã giành nhiều giải Oscar thu hút được sự chú ý của khán giả bằng câu chuyện về nạn đói, thiếu thốn, sự nỗ lực và thành công ở Ấn Độ. Hiện tại, hai năm kể tư khi bộ phim được công chiếu, câu chuyện tương tự cũng đang được các nhắc đến nhiều ở phòng họp của các công ty.
Trung tâm của câu chuyện này là những người tiêu dùng Ấn Độ. Họ chỉ kiếm được khoảng 2 đến 5 USD một ngày, sống trong những khu ổ chuột hoặc 600.000 ngôi làng ở nông thôn Ấn Độ. Họ có ý thức, muốn cải thiện đời sống và có ước mơ lớn cho những đứa con của mình.
Nhà họ không được cung cấp điện nước thường xuyên nhưng lại xem được truyền hình và truy cập được điện thoại thông minh. Họ chính là “Người tiêu dùng khu ổ chuột của Ấn Độ”, khả năng chi tiêu của những người Ấn Độ sống trong khu ổ chuột là 50 tỷ USD, một con số cực kỳ lớn.
Những công ty đa quốc gia như Pepsi, Intel, Nokia, GlaxoSmithKline và các hãng của Ấn Độ như Godrej & Boyce và Tata đang cố gắng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng dưới đáy của xã hội Ấn Độ. Họ cải tiến, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về thực phẩm, công nghệ, tài chính và cũng nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn nữa.
Nhiều công ty đa quốc đang cố gắng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng dưới đáy của xã hội Ấn Độ.
Theo Trung tâm ứng dụng nghiên cứu kinh tế quốc gia của Ấn Độ (NCAER) thì có khoảng 350 triệu dân Ấn Độ đang có mức thu nhập từ 2 đến 5 USD/ngày.
NCAER dự kiến đến năm 2020 số lượng người tiêu dùng chuột của Ấn Độ sẽ tăng lên 500 triệu và ước tính mức thu nhập của họ sẽ nằm trong khoảng từ 2 đến 12 USD mỗi ngày như vậy thì thị trường này sẽ ngày càng trở lên hấp dẫn hơn.
Quy mô của thị trường này khiến các công ty tiêu dùng khó có thể bỏ qua. Nestle đang xúc tiến cung cấp mỳ sợi Maggie với giá 4 rupi hoặc 9 cent một gói ở Dharavi, một trong những khu ổ chuột lớn nhất châu Á. GSK là cung cấp nước uống có lợi cho sức khỏe ở Asha với giá 1,9 USD/gói 500 gm và bánh quy 10 cent ở các vùng nông thôn Ấn Độ.
Coca-cola đã đưa ra Vitingo, một thức uống có vị cam với giá 5 cent. PepsiCo đang tiếp thị thử nghiệm snack tăng cường chất sắt nhãn hiệu Lehar Iron Chusti với giá 4 cent và đồ uống gluco có giá 10 cent.
Các công ty viễn thông cũng có những động thái tương tự như các công ty thực phẩm. Nokia đưa ra loại điện thoại 30 USD tại Ấn Độ, điều này cho phép gia đình 5 thành viên cũng có thể có 5 chiếc điện thoại riêng cho mỗi người.
R. Sivakumar, giám đốc điều hành của Intel tại thị trường Nam Á, cho biết “Điện thoại thông minh đã trở thành mối đe dọa đối với công nghệ". Trong hai năm qua công ty của ông đã tổ chức 500 hội chợ máy tính ở những thị trấn nửa thành thị xa xôi ở Ấn Độ, thu hút sự tham gia của 1000 người tiêu dùng có thu nhập thấp.
Số lượng các công ty thâm nhập vào thị trường tiềm năng này đang tăng. Năm ngoái Godrej & Boyce sản xuất một dòng tủ lạnh có tên là ChotuKool với giá 69 USD, nặng dưới 10 kg, hoạt động bằng pin và không phụ thuộc vào nguồn điện liên tục. Tata Chemicals cũng đưa ra máy lọc nước Swach, hoặc Pure với giá 11 USD. Bạn có thể dự trữ nước bằng chiếc máy và trong nó là một quá trình làm sạch nước.
Sự thay đổi này không giới hạn đối với bất kỳ mặt hàng nào. Vijay Govindarajan, giáo sư của Trường kinh doanh ở Dartmouth Tuck phát biểu trên các phương tiện truyền thông của Ấn Độ: “Đây là một cuộc cạnh tranh toàn cầu, đòi hỏi những người tham gia phải thiết kết một ngôi nhà 225 feet (khoảng 20,3 m2) với chi phí không quá 1,33 USD/feet. Hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, Mumbai cần những đổi mới như thế này"
Những nhà tiếp thị lâu nay chỉ tập trung khai thác ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu cuối cùng cũng tìm thấy lợi nhuận và quan tâm tới những người nằm dưới đáy tháp tiêu dùng của Ấn Độ .
Kashyap nói: "Mười năm trước, không có một công ty bán lẻ nào quan tâm đến việc phục vụ người tiêu dùng dưới đáy xã hội, sống trong những khu ổ chuột tồi tàn ở thành thị hoặc khu vực nông thôn của Ấn Độ. Giờ đây, không có tuần nào trôi qua mà không có đại diện các công ty tiêu dùng nước ngoài tại Ấn Độ muốn khám phá và tìm hiểu nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ của đối tượng người tiêu dùng này.”
Bích Ngọc (Theo CNBC)