Lao hạch

    Bệnh lao hạch là thể lao ngoài phổi còn gặp khá phổ biến ở nước ta và bệnh lao hạch ở trẻ em đang có xu hướng tăng mạnh. Lao hạch ngoại biên là thể lao thường gặp nhất với các vị trí như hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn. Ngoài ra bệnh lao hạch có thể gặp ở các hạch ở các hạch ở nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo…

    Trước khi tìm hiểu bệnh lao hạch có lây không, bệnh lao hạch có nguy hiểm không, cần khẳng định rằng đây là bệnh ít nguy hiểm, không gây tử vong, có thể chữa khỏi  nhưng khá phổ biến và diễn biến kéo dài. Tuy nhiên bệnh lao hạch gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, thường để lại nhiều di chứng, sẹo dị dạng gây mất thẩm mỹ nên người bệnh không nên chủ quan.

    Hiện nay, có hai thể lao hạch phổ biến: lao hạch khí phế quản chỉ gặp ở trẻ em và lao hạch ngoại vi phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh lao hạch thường xuất hiện ở thanh thiếu niên, nữ giới mắc lao hạch cao gấp 2 lần nam giới. Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh lao hạch cũng tương đối lớn và xuất hiện ở mọi đối tượng như ở Việt Nam.

    Khi bị lao hạch, người bệnh có biểu hiện chính là sưng to một hoặc nhiều hạch.  Hạch tăng kích thước dần dần nên người bệnh thường không biết rõ hạch xuất hiện từ thời điểm nào. Hạch to dần, không đau, mật độ chắc, bề mặt nhẵn, da vùng hạch sưng to không nóng, không tấy đỏ. Thường thấy nhiều hạch cùng bị sưng, tập hợp thành một chuỗi, cũng có khi chỉ gặp một hạch đơn độc vùng cổ sưng to.

    Hạch lao phát triển qua 3 giai đoạn sau:

    • Giai đoạn đầu hạch bắt đầu sưng to, không đều nhau di động còn dễ vì chưa dính vào nhau và chưa dính vào da. Bệnh có thể chỉ dừng ở giai đoạn này hoặc chuyển sang giai đoạn viêm hạch và viêm quanh hạch.

    • Giai đoạn sau gọi biểu hiện viêm hạch và viêm quanh hạch. Lúc này các hạch lớn hơn, do có viêm các tổ chức quanh hạch nên có thể dính với nhau thành mảng hoặc chuỗi, hoặc dính vào da và các tổ chức xung quanh làm hạch hạn chế di động.

    • Giai đoạn nhuyễn hóa: các hạch mềm dần, sờ thấy lùng nhùng, da vùng hạch sưng tấy đỏ, không nóng và không đau, có thể thấy đỉnh mũ. Khi đã hóa mủ hạch dễ vỡ tạo  những lỗ rò lâu liền, miệng lỗ rò tím ngắt và tạo thành sẹo nhăn nhúm, lồi hoặc những dây chằng xơ gây mất thẩm mỹ. Mủ chảy ra thường có màu xanh nhạt, không dính, trong mủ có bã đậu lổn nhổn.

    Trong quá trình mắc bệnh lao hạch, tổng trạng không bị ảnh hưởng nhiều, đôi khi có sốt nhẹ hay mệt mỏi. Ngoại trừ bị bội nhiễm hay kèm theo tổn thương lao ở các cơ quan khác như phổi, xương...  Triệu chứng toàn thân sẽ biểu hiện nặng nề hơn.

    Bệnh lao hạch ở thể khối u hay còn gọi là viêm hạch lao phì đại thường có biểu hiện: xuất hiện khối u ở cổ, thấy một hay vài hạch nổi to, sau dính thành một khối, không đau, không đỏ,  di động, sờ chắc. Khối u to dần, chiếm gần hết vùng cổ làm biến dạng cổ bệnh nhân. Các hạch ở những nơi khác như dưới hàm, mang tai... Cũng bị phì đại. Viêm hạch lao phì đại thường rất khó điều trị dứt điểm. Thể bệnh này rất ít gặp.

    Bệnh thường gặp ở vùng cổ, xuất hiện nhiều ở trẻ em.

    Tác nhân gây bệnh lao hạch là trực khuẩn lao, phổ biến nhất là Mycobacterium tuberculosis.  Các hạch viêm ngoại vi là vị trí mà vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú và dẫn đến lao hạch. Trực khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp vào đường bạch huyết qua thương tổn ở niêm mạc miệng, hoặc do sang chấn, nhiễm khuẩn hoặc bệnh có thể do nhiễm khuẩn lao toàn cơ thể (như trong lao phổi), gây viêm hạch nhiều chỗ.

    Hình ảnh bàn tay gây ám ảnh của bệnh nhân dị ứng thuốc kháng lao

    Sau gần 2 tháng dùng thuốc kháng lao, không chỉ bàn tay, người đàn ông ở TP.HCM còn bị sẩn ngứa, tróc da khắp cơ thể. Tình hình diễn biến nghiêm trọng hơn khiến ông bị suy gan, thận.