Trào ngược dạ dày thực quản

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease) xảy ra khi dịch axit trong dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống thông giữa miệng và dạ dày được gọi là thực quản. Dung dịch axit này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản của người bệnh.

    Có rất nhiều người có triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản với các mức độ khác nhau. Từ mức độ nhẹ xảy ra một lần một tuần, hoặc trào ngược axit trung bình đến nặng xảy ra ít nhất từ 2 lần trở lên trong một tuần.

    Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát sự khó chịu của trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc không kê đơn. Nhưng một số người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể cần dùng thuốc mạnh hơn/thuốc kê đơn hoặc phẫu thuật để giảm triệu chứng.

    Vậy bệnh trào ngược thực quản dạ dày là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh ra sao?

    Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản:

    • Béo phì

    • Đè ép phần trên của dạ dày lên thành của cơ hoành

    • Mang thai

    • Rối loạn mô liên kết, chẳng hạn như xơ cứng bì

    • Thường xuyên bị đói bụng

    Các yếu tố có thể làm trầm trọng thêm trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

    • Hút thuốc lá

    • Ăn nhiều quá no hoặc ăn khuya

    • Ăn một số thực phẩm như thực phẩm nhiều chất béo hoặc chiên, rán nhiều dầu mỡ

    • Uống một số đồ uống như rượu hoặc cà phê

    • Sử dụng một số loại thuốc như aspirin

    Khi nuốt thức ăn, bình thường cơ vòng thực quản dưới (cơ ở dưới cùng của thực quản) sẽ mở ra và cho phép thức ăn, đồ uống đi từ thực quản xuống dạ dày. Sau đó cơ này đóng lại. Tuy nhiên, như cơ vòng thực quản dưới bị yếu hoặc đóng mở bất thường thì sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Dung dịch axit từ dạ dày sẽ làm tổn thương đường niêm mạc của thực quản, dẫn tới viêm. Ngoài ra, có các nguyên nhân khác như thoát vị dạ dày, có áp lực đè lên dạ dày như mang thai hoặc thừa cân.

    Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

    • Cảm giác nóng rát ở ngực (ợ nóng), thường là sau khi ăn, tình trạng này có thể nặng hơn vào ban đêm

    • Đau ngực

    • Khó nuốt

    • Thức ăn trong dạ dày bị chua

    • Cảm giác có khối u chặn ở trong cổ họng

    Nếu bạn bị trào ngược axit vào ban đêm, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tình trạng khác như:

    • Ho mãn tính

    • Viêm thanh quản

    • Hen suyễn

    • Giấc ngủ bị gián đoạn

    Nếu bị đau ngực, đặc biệt kèm theo khó thở, hoặc đau quai hàm hoặc cánh tay. Đây có thể là triệu chứng của một cơn đau tim, do đó, người bệnh cần đến cơ sở Y tế ngay lập tức.

    Đi khám bác sĩ nếu như các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản càng nghiêm trọng hoặc xảy ra  thường xuyên hơn

    5 biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản

    Ngoài gây viêm loét, chảy máu thực quản, trào ngược dạ dày thực quản nếu không chữa trị dứt điểm còn có thể diễn tiến nhanh, kéo dài, thậm chí gây ung thư.

    Trào ngược dạ dày thực quản có chuyển thành ung thư không?

    Những người bị trào ngược dạ dày thực quản kéo dài có thể gây nên các tổn thương tiền ung thư và lâu dần chuyển thành ác tính.

    Nguy cơ ung thư từ căn bệnh dạ dày, thực quản phổ biến ở Việt Nam

    Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh khá phổ biến với các triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực, khàn giọng. Nhiều người lo lắng chứng bệnh này có thể tiến triển thành ung thư thực quản.

    Tư thế ngủ giúp tránh trào ngược dạ dày

    Chuyên gia khuyên mọi người nên ngủ nghiêng bên trái để giảm các triệu chứng và nguy cơ trào ngược dạ dày.