Viêm thanh quản cấp tính

    Viêm thanh quản là gì?

    Viêm thanh quản là tình trạng niêm mạc của thanh quản bị viêm, phù nề đôi khi có loét và lan xuống các lớp sâu hơn làm viêm cơ, hoại tử sụn, kéo theo sưng dây thanh âm. Viêm thanh quản kéo dài dưới 3 tuần thì được gọi là viêm thanh quản cấp tính. Viêm thanh quản cấp tính là hậu quả của nhiều nguyên nhân bao gồm nhiễm lạnh, hay do nhiễm trùng đường hô hấp trên. Triệu chứng viêm thanh quản cấp tính thường bao gồm khàn tiếng và đau rát cổ họng. Điều trị viêm thanh quản cấp tính thường mang lại kết quả tốt, tuy nhiên nếu điều trị không hiệu quả có thể dẫn tới viêm thanh quản mãn tính.

    Viêm thanh quản cấp tính có thể được phân loại dựa vào độ tuổi: Viêm thanh quản cấp ở trẻ em và viêm thanh quản cấp ở người lớn. Viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường gặp trong bối cảnh viêm thanh khí phế quản cấp, thường gặp ở trẻ trai hơn trẻ gãi, trong khoảng từ 6 đến 36 tháng tuổi, phổ biến nhất khi trẻ được 2 tuổi. Viêm thanh quản cấp gặp ở người lớn với tỷ lệ thấp hơn. Viêm thanh quản cấp thường gặp vào mùa thu.

    Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm thanh quản cấp tính. Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản cấp tính là tạm thời và hồi phục tốt khi nguyên nhân bên dưới được giải quyết. Tác nhân gây bệnh bao gồm:

    • Virus là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất, tương tự như khi bị cảm lạnh, thường gặp là: Influenzae (cúm), APC...

    • Vi khuẩn gây bệnh trong ít trường hợp hơn, như phế cầu, Hemophilus influenzae. Trực khuẩn bạch hầu ngày nay ít gặp vì tỷ lệ tiêm chủng bạch hầu ngày càng cao.

    • La hét quá nhiều

    Trong hầu hết các trường hợp triệu chứng viêm thanh quản cấp chỉ kéo dài trong vài tuần và khá nhẹ nhàng. Số ít trường hợp viêm thanh quản cấp xuất hiện với các biểu hiện nặng nề. Triệu chứng viêm thanh quản cấp tính bao gồm:

    Triệu chứng toàn thân

    Người bệnh thường sốt, ớn lạnh, kèm mệt mỏi. Mức độ biểu hiện phụ thuộc và nguyên nhân gây bệnh.

    Triệu chứng cơ năng

    Khàn tiếng, khóc khàn ở trẻ em, ho khan sau có thể có đờm. Viêm thanh quản cấp ở trẻ em có thể có khó thở thanh quản nhất là trong viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn, nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện kịp thời. Đau họng, cảm giác khó chịu như có dị vật trong họng

    Triệu chứng thực thể:

    •  Niêm mạc họng đỏ, amidan có thể sưng.

    •  Niêm mạc thanh quản phù nề, đỏ.

    •  Dây thanh âm xung huyết đỏ, phù nề có xuất tiết nhầy ở mép trước dây thanh.

    Các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi thường xuất hiện trước. Tiếp đến, giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, thậm chí mất tiếng. Các triệu chứng thường kéo dài trong vòng vài ngày. Bệnh thường khỏi trong vòng 1 tuần. Triệu chứng khàn tiếng có thể kéo dài hơn.

    Người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu:

    • Khó thở

    • Ho ra máu

    • Đau họng tăng lên nhiều

    • Sốt cao, không đáp ứng thuốc hạ sốt

    • Đùn nước dãi ở trẻ

    Viêm thanh quản cấp để lâu không điều trị có thể dẫn tới các biến chứng như viêm khí phế quản, viêm phổi, gây khó thở nặng nguy hiểm đến tính mạng.

    Đường lây truyền chủ yếu là hô hấp, đặc biệt ở những người đang mắc nhiễm trùng đường hô hấp trên.

    Các tác nhân gây bệnh gặp các điều kiện thuận lợi sẽ dễ xâm nhập và gây bệnh viêm thanh quản cấp. Các yếu tố nguy cơ đó là:

    • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm mũi xoang, cúm, bệnh phổi, bệnh họng amidan, VA ở trẻ em. Thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột cơ thể không kịp thích nghi nên dễ nhiễm bệnh.

    • Phơi nhiễm với khói thuốc lá

    • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi.

    • Sử dụng giọng gắng sức: nói nhiều, nói to, la hét hoặc hát quá to

    • Sặc các chất kích thích: bia, rượu…

    • Trào ngược họng, thanh quản.

    • Dị ứng.

    Mất tiếng vì thói quen thường gặp trong ngày hè

    Bé gái được người nhà đưa đến viện vì khó nuốt, sốt cao và mất tiếng hoàn toàn.