Sức mạnh của Intel vẫn không hề bị suy suyển bất chấp sự xuất hiện của nền tảng ARM tương thích với hệ điều hành Windows 8.
Đó là nhận định của chuyên gia CNET sau khi tham dự hai cuộc hội thảo quan trọng của làng công nghệ diễn ra tuần trước: Diễn đàn Các nhà phát triển Intel tại San Francisco và Hội thảo BUILD của Microsoft tại Anaheim.
Phần đông các nhà phân tích, giới chuyên gia và những người trong nghề đều nhất trí rằng: Dù cho mối đe dọa từ máy tính bảng và laptop dùng cấu trúc chip ARM của Qualcomm, Texas Instruments và Nvidia là có thật, song mối lương duyên giữa Microsoft và phe ARM vẫn còn rất nhiều rào cản cao ngất cần vượt qua.
Bằng chứng ư?
1. Mẫu tablet Windows 8 đầu tiên: Chiếc máy tính bảng Samsung mà Microsoft trình diễn tại Hội thảo BUILD được trang bị vi xử lý Intel chứ không phải chip ARM. Điều mỉa mai là hầu hết các tablet hiện nay đều sử dụng vi xử lý ARM do sức mạnh của ARM phù hợp hơn với các thiết bị mảnh mai và nhỏ gọn.
Thế nhưng kịch bản đó đã không xảy ra với chiếc tablet Windows 8 đầu tiên, bởi lẽ Windows 8 vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho ARM. Đúng, Microsoft có tuyên bố hệ điều hành mới nhất của họ sẽ tương thích với tablet/laptop dùng vi xử lý Qualcomm kể từ năm 2012, nhưng dù sao đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự kết hợp Windows 8 với ARM sẽ không hề dễ dàng.
2. Độ tương thích: Bản thân Microsoft cũng thừa nhận rằng sự tương thích sâu rộng giữa hệ điều hành do hãng này phát triển với Intel và AMD sẽ không "chiêu nạp" thêm ARM. Vì thế, một số ứng dụng windows mà doanh nghiệp cần có thể sẽ không chạy được trên ARM. Nói cách khác, một trải nghiệm Windows hoàn chỉnh, tối ưu sẽ luôn dành cho Intel/AMD chứ không phải cho ARM, ít nhất là trong giai đoạn đầu.
Một chuyên gia phố Wall khẳng định, khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua một chiếc máy tính bảng Windows 8, họ sẽ nghiêng về Wintel (Windows - Intel) vì muốn nhận được sự đảm bảo về khả năng tương thích và bảo mật. Hầu hết doanh nghiệp sẽ không dám mạo hiểm với tablet ARM - dù cho chúng có rẻ hay tiết kiệm điện năng tiêu thụ tới mức nào đi nữa.
Mà trường hợp xấu nhất, có lẽ doanh nghiệp thậm chí còn chẳng để mắt tới tablet nữa kìa. Đến thời điểm cuối năm 2012, đầu năm 2013 (thời điểm dự kiến phát hành Windows 8), những dòng máy tính siêu mỏng Ultrabook dùng chip Intel đầu tiên cũng ngấp nghé đổ bộ. Ai dám chắc trải nghiệm mà tablet đem lại sẽ so bì được với Ultrabook, vốn sở hữu cấu hình mạnh hơn hẳn?
Tất nhiên, kịch bản này sẽ không áp dụng cho người dùng cá nhân bởi giá Ultrabook khá đắt (trên 1000 USD). Chỉ khi nào Ultrabook tụt xuống dưới ngưỡng 800 USD, chúng mới có thể cạnh tranh được với laptop ARM Windows 8.
3. Hiệu suất và tốc độ: Intel luôn đặc biệt mạnh về hiệu suất và đây cũng là điểm mà họ chú trọng nhất. Một cỗ Ultrabook dùng chip Haswell vào năm 2013 sẽ là sự lựa chọn cực kỳ hấp dẫn nếu so sánh với tablet Windows 8 (Như tablet Acer trang bị chip Qualcomm chẳng hạn). Không hẳn là tablet hoặc laptop ARM chạy chậm, mà là Intel sẽ vượt trội về tốc độ. Đấy là chưa kể Intel (và AMD) đều cung cấp công nghệ chip duy trì pin hoạt động liên tục trong suốt một ngày.
Mặc dù vậy, pin chính là điểm yếu lớn nhất của Intel lúc này. Dòng chip Atom của Intel chưa thể cạnh tranh hiệu quả trong địa hạt máy tính bảng, chí ít là trong vòng 12 tháng tới. Một chuyên gia của Samsung cho biết, sở dĩ họ phải sử dụng chip Core i5 chứ không phải Atom cho mẫu tablet Windows 8 trình diễn tại BUILD là vì Atom quá chậm và nhiều bất cập.
Ngoài ra, Intel cũng cần đảm bảo rằng 3G/4G sẽ được tích hợp trong chipser của hãng trong thời gian tới, nhất là khi Qualcomm đã làm được việc này còn Nvidia thì đang gấp rút đi theo hướng đó. Tại thời điểm năm 2013, việc tung ra một mẫu Ultrabook không có 3G/4G tích hợp cũng giống như bán laptop mà không có Wi-Fi vậy.
Trọng Cầm (Theo CNET)
Intel bắt tay Google nhằm tối ưu hoá cho smartphone Android
Intel trình diễn laptop “mỏng dính” Ultrabook
Qualcomm bắt tay Microsoft đẩy Intel ra rìa
Microsoft 'sửng cồ' với bình luận của Intel về Windows 8
Intel trình diễn laptop “mỏng dính” Ultrabook
Qualcomm bắt tay Microsoft đẩy Intel ra rìa
Microsoft 'sửng cồ' với bình luận của Intel về Windows 8
Đó là nhận định của chuyên gia CNET sau khi tham dự hai cuộc hội thảo quan trọng của làng công nghệ diễn ra tuần trước: Diễn đàn Các nhà phát triển Intel tại San Francisco và Hội thảo BUILD của Microsoft tại Anaheim.
Phần đông các nhà phân tích, giới chuyên gia và những người trong nghề đều nhất trí rằng: Dù cho mối đe dọa từ máy tính bảng và laptop dùng cấu trúc chip ARM của Qualcomm, Texas Instruments và Nvidia là có thật, song mối lương duyên giữa Microsoft và phe ARM vẫn còn rất nhiều rào cản cao ngất cần vượt qua.
Bằng chứng ư?
1. Mẫu tablet Windows 8 đầu tiên: Chiếc máy tính bảng Samsung mà Microsoft trình diễn tại Hội thảo BUILD được trang bị vi xử lý Intel chứ không phải chip ARM. Điều mỉa mai là hầu hết các tablet hiện nay đều sử dụng vi xử lý ARM do sức mạnh của ARM phù hợp hơn với các thiết bị mảnh mai và nhỏ gọn.
Thế nhưng kịch bản đó đã không xảy ra với chiếc tablet Windows 8 đầu tiên, bởi lẽ Windows 8 vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho ARM. Đúng, Microsoft có tuyên bố hệ điều hành mới nhất của họ sẽ tương thích với tablet/laptop dùng vi xử lý Qualcomm kể từ năm 2012, nhưng dù sao đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự kết hợp Windows 8 với ARM sẽ không hề dễ dàng.
2. Độ tương thích: Bản thân Microsoft cũng thừa nhận rằng sự tương thích sâu rộng giữa hệ điều hành do hãng này phát triển với Intel và AMD sẽ không "chiêu nạp" thêm ARM. Vì thế, một số ứng dụng windows mà doanh nghiệp cần có thể sẽ không chạy được trên ARM. Nói cách khác, một trải nghiệm Windows hoàn chỉnh, tối ưu sẽ luôn dành cho Intel/AMD chứ không phải cho ARM, ít nhất là trong giai đoạn đầu.
Một chuyên gia phố Wall khẳng định, khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua một chiếc máy tính bảng Windows 8, họ sẽ nghiêng về Wintel (Windows - Intel) vì muốn nhận được sự đảm bảo về khả năng tương thích và bảo mật. Hầu hết doanh nghiệp sẽ không dám mạo hiểm với tablet ARM - dù cho chúng có rẻ hay tiết kiệm điện năng tiêu thụ tới mức nào đi nữa.
Mà trường hợp xấu nhất, có lẽ doanh nghiệp thậm chí còn chẳng để mắt tới tablet nữa kìa. Đến thời điểm cuối năm 2012, đầu năm 2013 (thời điểm dự kiến phát hành Windows 8), những dòng máy tính siêu mỏng Ultrabook dùng chip Intel đầu tiên cũng ngấp nghé đổ bộ. Ai dám chắc trải nghiệm mà tablet đem lại sẽ so bì được với Ultrabook, vốn sở hữu cấu hình mạnh hơn hẳn?
Tất nhiên, kịch bản này sẽ không áp dụng cho người dùng cá nhân bởi giá Ultrabook khá đắt (trên 1000 USD). Chỉ khi nào Ultrabook tụt xuống dưới ngưỡng 800 USD, chúng mới có thể cạnh tranh được với laptop ARM Windows 8.
3. Hiệu suất và tốc độ: Intel luôn đặc biệt mạnh về hiệu suất và đây cũng là điểm mà họ chú trọng nhất. Một cỗ Ultrabook dùng chip Haswell vào năm 2013 sẽ là sự lựa chọn cực kỳ hấp dẫn nếu so sánh với tablet Windows 8 (Như tablet Acer trang bị chip Qualcomm chẳng hạn). Không hẳn là tablet hoặc laptop ARM chạy chậm, mà là Intel sẽ vượt trội về tốc độ. Đấy là chưa kể Intel (và AMD) đều cung cấp công nghệ chip duy trì pin hoạt động liên tục trong suốt một ngày.
Mặc dù vậy, pin chính là điểm yếu lớn nhất của Intel lúc này. Dòng chip Atom của Intel chưa thể cạnh tranh hiệu quả trong địa hạt máy tính bảng, chí ít là trong vòng 12 tháng tới. Một chuyên gia của Samsung cho biết, sở dĩ họ phải sử dụng chip Core i5 chứ không phải Atom cho mẫu tablet Windows 8 trình diễn tại BUILD là vì Atom quá chậm và nhiều bất cập.
Ngoài ra, Intel cũng cần đảm bảo rằng 3G/4G sẽ được tích hợp trong chipser của hãng trong thời gian tới, nhất là khi Qualcomm đã làm được việc này còn Nvidia thì đang gấp rút đi theo hướng đó. Tại thời điểm năm 2013, việc tung ra một mẫu Ultrabook không có 3G/4G tích hợp cũng giống như bán laptop mà không có Wi-Fi vậy.
Trọng Cầm (Theo CNET)