Nhiều người băn khoăn tại sao động vật có xu hướng tránh gặm cỏ gần cột điện hay cáp điện cao thế.

{keywords}
Tuần lộc thường tránh gặm cỏ gần cột điện hay cáp điện cao thế.

Các nhà khoa học đến từ những trường đại học ở Anh và Na Uy tin rằng họ đã giải thích được bí ẩn này sau khi phát hiện thấy rằng ánh sáng cực tím (UV) phát ra từ những lưới điện cao thế không thể nhận biết bởi mắt con người, nhưng có thể được nhìn thấy bởi chim và một số động vật có vú. Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng 35 loài động vật bao gồm chó và mèo có thể nhìn ấy ánh sáng mà con người không thể thấy.

Đây có thể là nguyên nhân khiến một số loài động vật không tránh gặm cỏ gần cột điện hay cáp điện cao thế. Các nhà khoa học cho rằng tuần lộc nhìn thấy được ánh sáng UV ở Bắc Cực và khả năng này thậm chí giúp chúng phát hiện gấu Bắc Cực.

Kết luận trên được đưa ra sau khi nhóm các nhà khoa học đến từ trường đại học Hoàng gia London, bệnh viện mắt Moorfields (Anh), đại học Bắc Cực và đại học Oslo (Na Uy) tiến hành nghiên cứu liệu cột điện cao thế ảnh hưởng tiêu cực tới dân số của loài tuần lộc hay không.

Loài tuần lộc hoang dã ở Na Uy thỉnh thoảng có thể bị chia thành những đàn nhỏ bởi chúng không thể tự do di chuyển do lưới điện cao thế. Điều này này dẫn tới việc hình thành tới 23 đàn tuần lộc khác nhau tại phía nam Na Uy.

Giáo sư Glen Jeffery thuộc trường đại học Hoàng gia London, cho biết: “Những thông tin mới về khả năng thị lực của động vật và đặc tính của lưới điện cao thể, cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng động vật tránh lưới điện cao thế là do chúng có khả năng phát hiện ánh sáng UV phát ra từ lưới điện, khiến chúng sợ hãi”.

Bằng cách lựa chọn tránh lưới điện cao thế, những loài động vật như tuần lộc đối mặt với di cư gián đoạn và mất những vùng đất nhiều cỏ. Điều này có thể ảnh hưởng tới tốc độ di chuyển và da dạng gen của loài.

Hà Hương (Theo Daily Mail)