Các nhà chức trách Indonesia đang chuẩn bị trục vớt chiếc máy bay trật khỏi đường băng và lao xuống biển trên hòn đảo nghỉ mát Bali hôm 13/4 để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

{keywords}

Cảnh sát và nhân viên cứu hộ dùng xuồng cứu hộ sơ tán hành khách trên chiếc máy bay Boeing 737 của hãng hàng không giá rẻ Lion Air. (Ảnh: AP) 

108 hành khách và phi hành đoàn vẫn sống sót mặc dù chiếc Boeing 737 số hiệu JT-904 của hãng hàng không Lion Air đã trật khỏi đường băng tại sân bay chính của hòn đảo du lịch tại Denpasar và đập bụng xuống nước, gãy làm đôi. Các nhà chức trách Indonesia đang phối hợp với Mỹ và hãng Boeing để điều tra nguyên nhân vụ việc.

Các nhà điều tra hướng về khả năng thay đổi tốc độ và hướng gió ở một khoảng cách tương đối ngắn trong khí quyển.

Theo các chuyên gia những cơn gió mạnh và khó lường như vậy là rất hiếm nhưng có thể vô hiệu hóa các máy bay hiện đại nhất nếu sức mạnh của chúng lớn hơn khả năng chống chọi của máy bay.

“Nếu máy bay gặp phải hiện tượng trượt gió mạnh quá mức thì dù có phát huy tối đa hiệu suất, máy bay cũng sẽ bị lôi xuống và không thể leo lên được nữa”, Hugh Dibley, cựu cơ trưởng Hãng British Airways đồng thời cũng là chuyên gia các vụ việc máy bay mất kiểm soát cho biết.

Vụ tai nạn trên đã tác dộng tới danh tiếng của một trong những hãng hàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới, vốn đang cố gắng để thoát khỏi danh sách đen của Liên minh châu Âu ngay khi đạt kỷ lục về số lượng máy bay Airbus và Boeing.

{keywords} 

Chiếc máy bay bị gãy làm đôi khi rơi xuống mặt nước. (Ảnh: AP)
 

Theo lời khai ban đầu của phi công, chiếc JT-904 cất cánh từ Bandung, tây Java đang đi về phía đông tới gần sân bay Ngurah Rai, Bali vào trưa thứ Bảy.

Phi công phụ trên máy bay, với kinh nghiệm bay 2.000 giờ, là người chịu trách nhiệm về chuyến bay dự kiến kéo dài 1 tiếng 40 phút này.

Khi chiếc JT-904 đang hạ cánh, phi công phụ đã bị chắn mất tầm nhìn do mưa lớn trút xối xả vào kính chắn gió. Cơ trưởng, người Indonesia với kinh nghiệm 15.000 giờ bay và có bằng huấn luyện viên, đã bị mất kiểm soát.

Chiếc máy bay đã lao qua một bức tường nước ở độ cao khoảng 66-122m. Mưa lớn và mất tầm nhìn không phải là hiện tượng phổ biến trong vùng nhiệt đới nhưng độ cao thấp của máy bay đồng nghĩa với việc phi hành đoàn có ít thời gian để phản ứng.

Cơ trưởng đã quyết định hủy bỏ việc hạ cánh và cho máy bay "đi lòng vòng" khi không nhìn thấy đèn trên đường băng hay bất kỳ biển báo nào. Tuy nhiên, cơ trưởng nói với các nhà chức trách, thay vì thay vì bay lên cao, chiếc Boeing 737 lại bắt đầu chìm một cách không kiểm soát.

"Cơ trưởng nói rằng ông ấy định bay lòng vòng nhưng cảm thấy chiếc máy bay bị gió quất xuống, đó là lý do vì sao nó lao xuống biển," một nguồn tin giấu tên cho biết.

Lion Air từ chối bình luận về nguyên nhân vụ tai nạn.

Theo Hiệp hội An toàn Đường bay, bản tin dành cho các phi công vào khoảng thời gian đó đã chỉ ra một vài đám mây bão ở độ cao 518m và một cơn gió thổi ở mức độ vừa phải.

Chiếc JT-904 mới được đưa vào sử dụng từ hồi tháng Hai năm nay và chỉ có một vấn đề kỹ thuật là thay đèn hạ cánh.

Theo hãng Boeing, máy bay 737-800 là loại phổ biến nhất hiện nay, được trang bị với một hệ thống phát hiện ra khả năng thay đổi tốc độ và hướng gió đột ngột.

Sầm Hoa (Theo Guardian/JakartaPost)

Các tin liên quan

Cảnh máy bay lao xuống biển gãy đôi ở Indonesia

Choáng ngợp với nội thất máy bay của giới siêu giàu

Mỹ triển khai vũ khí laser chống máy bay không người lái

Ảnh máy bay ném bom tàng hình mới của Nga

Dựng tóc gáy xem tình huống máy bay gặp nguy

Triều Tiên khoe 'sát thủ' máy bay do thám Mỹ

 

  
Chiếc máy bay bị gãy làm đôi khi rơi xuống mặt nước. (Ảnh: AP)
Chiếc máy bay bị gãy làm đôi khi rơi xuống mặt nước. (Ảnh: AP)