Trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng khẳng định, trước mắt tỉnh sẽ dành ngân sách ưu tiên cho việc giải phóng nút giao thông ở ngã 5 (TP Quy Nhơn); nâng cấp, mở rộng nút giao thông này, bởi đây là cửa ngõ giao thông quan trọng của TP Quy Nhơn ra quốc lộ 1 và hướng khu kinh tế Nhơn Hội.

Đây là ý kiến được đa số cựu lãnh đạo tỉnh đồng tình. 

{keywords}
{keywords}
Vách núi Bà Hỏa - nơi dự kiến thực hiện công trình phù điêu tạc vào vách núi nằm ngay nút giao thông

Về thông tin tuyến đường điện ngầm dưới chân núi Bà Hỏa - nơi dự kiến xây dựng công trình phù điêu tạc vào vách núi đã được đơn vị thi công hoàn thiện với chiều dài hơn 100m, nguồn tin riêng VietNamNet cho hay:

Việc thi công đoạn tuyến ngầm hóa đường điện phục vụ cho 3 mục đích.

Thứ nhất, chỉnh trang đô thị thông qua việc di dời các cột và dây điện chạy quanh vách núi. Bởi hiện nay, lưới điện tại khu vực này nằm sát núi - nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ. Trong khi đây là cửa ngõ ra vào trung tâm TP Quy Nhơn nên việc tồn tại đường dây điện như hiện nay là mất mỹ quan.

Thứ 2, việc di dời, hạ đường dây điện chạy ngầm dưới lòng đất nằm trong dự án cải tạo, mở rộng và nâng cấp nút giao thông ngã 5 Đống Đa để hạn chế tình trạng ùn tắt giao thông trong thời gian tới.

Thứ 3, để có mặt bằng ngầm hóa đường điện cho việc xây dựng công trình phù điêu tạc vào vách núi “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết”.

Chất liệu đá khó tạc phù điêu

Như đã thông tin, tỉnh Bình Định dự tính tạc 1 bức phù điêu khổng lồ vào vách núi Bà Hỏa. Công trình này gây ra nhiều ý kiến trái chiều về ý tưởng, chủ đề, kinh phí, đến bối cảnh xây dựng.

Nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tấn Hiểu bày tỏ, UBND tỉnh cần tính toán thận trọng khi làm công trình này.

Ông cũng lo ngại chất liệu đá của núi Bà Hỏa khó đảm bảo để điêu khắc. Hơn nữa, việc điêu khắc công trình tại đây sẽ gây mất an toàn giao thông vì đây là cửa ngõ ra vào trung tâm TP Quy Nhơn.

{keywords}
Cần xem kỹ chất liệu đá

“Cần nghiên cứu kỹ về chất liệu đá của núi Bà Hỏa, có đủ điều kiện để điêu khắc công trình này hay không. Địa phương nên ưu tiên hoàn thiện các tín hiệu đèn, biển báo giao thông hài hòa, hiện đại ở nút giao thông này.

Có thể ưu tiên phát triển cầu vượt hoặc đường hầm càng tốt. Cần tính toán thận trọng, dù tiền ngân sách hay tiền xã hội hóa cũng đều do dân đóng góp, vì vậy không nên “chi sao cũng được””, ông Hiểu nêu ý kiến.

{keywords}
Vùng núi dự kiến tạc phù điêu.

Công trình phù điêu tạc vào vách núi “Lạc Long Quân - Âu Cơ” dự kiến có tổng mức đầu tư hơn 86 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2020 - 2022. Trong đó, nguồn ngân sách hơn 34 tỷ, kêu gọi tài trợ xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác là hơn 51 tỷ đồng.

Phúc Nhơn 

Bình Định dự kiến chi 86 tỷ tạc phù điêu khổng lồ lên vách núi

Bình Định dự kiến chi 86 tỷ tạc phù điêu khổng lồ lên vách núi

Tỉnh Bình Định dự kiến chi hơn 86 tỷ đồng (tiền ngân sách hơn 34 tỷ, nguồn xã hội hóa hơn 51 tỷ) để thực hiện công trình phù điêu trên vách núi với chủ đề “Lạc Long Quân - Âu Cơ”.