Quan hệ ba bên Trung - Ấn - Pakistan giữ vai trò quan trọng trên thế giới, song động lực của mối quan hệ tam giác chưa được hiểu biết một cách thấu đáo.
Mỹ và các cường quốc khác nhận thấy không dễ điều phối tam giác chiến lược châu Á này. Nếu bên thứ ba không hiểu được đầy đủ động lực của tam giác này, đưa ra chính sách tiêu cực với một bên thì có thể làm xấu đi mối quan hệ với các nước còn lại.
Chắc chắn, Trung Quốc đã có chính sách khéo léo với tam giác này. Khi đưa ra quyết định về các vấn đề song phương quan trọng nhất, họ thường xem xét phản ứng của bên thứ ba. Trong khi đó, Pakistan và Ấn Độ cũng tìm cách gây ảnh hưởng đến chính sách của Trung Quốc với nước còn lại.
Islamabad coi mối quan hệ với Bắc Kinh giúp “làm vô hiệu” trước sức mạnh quân sự trội hơn hẳn của New Delhi. Và Bắc Kinh cũng tìm cách để ngăn chặn Ấn Độ, cam kết với Pakistan thông qua trợ giúp quân sự và các hàng hoá khác.
Tuy nhiên, việc trung lập hoá Ấn Độ bằng sức mạnh đang suy giảm của Pakistan thông qua chủ nghĩa khủng bố, chạy đua vũ trang và các loại vũ khí nhiều khi đã đặt Trung Quốc trước sự lựa chọn hoặc thực hiện các biện pháp cấp tiến tăng cường sức mạnh cho Pakistan, hoặc chủ trương chấp nhận quyền bá chủ hạn chế của Ấn Độ tại Nam Á.
Với tư cách là hai cường quốc đang trỗi dậy trong khu vực, đặc trưng quan hệ Trung-Ấn là vừa hợp tác vừa đấu tranh. Nguồn gốc gây căng thẳng gồm cạnh tranh kinh tế, tranh chấp thương mại, xung đột lãnh thổ, chạy đua vũ trang, nỗi sợ hãi về sự bao vây lẫn nhau, cạnh tranh về ngoại giao để đảm bảo có được sự ủng hộ của nước còn lại và sự xung đột về địa vị.
Trong khi đó, quan hệ kinh tế phát triển và sự liên kết Trung-Ấn trong các vấn đề toàn cầu quan trọng (như biến đổi khí hậu) lại là những yếu tố thúc đẩy mặt hợp tác.
Ngược lại, trong quan hệ Trung-Pakistan, mặt hợp tác nổi trội hơn mặt đấu tranh. Trung Quốc từ lâu đã coi Pakistan là một “đối trọng” với Ấn Độ ở Nam Á, một đối tác kinh tế quan trọng, phương tiện để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Trung Á và các khu vực khác có người Hồi giáo chiếm đa số.
Trung Quốc đã viện trợ về quân sự, kinh tế cho Pakistan nhằm tăng cường sức mạnh của Pakistan trong tương quan với Ấn Độ. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn là cường quốc hạt nhân duy nhất sẵn sàng giúp đỡ Pakistan phát triển ngành năng lượng hạt nhân dân sự.
Tuy nhiên, quan hệ Trung Quốc - Pakistan cũng có một số vấn đề bao gồm việc Islamabas lo sợ bị Trung Quốc bỏ rơi, Trung Quốc lo ngại bị mắc kẹt vào xung đột giữa Pakistan với Ấn Độ.
Giống Mỹ, Trung Quốc quan ngại Pakistan có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố cho dù sự khác biệt này thường không được thể hiện công khai từ khi Bắc Kinh cần dựa vào mối quan hệ với chính quyền và quân đội Pakistan để ngăn chặn những kẻ khủng bố Hồi giáo ở Pakistan, Afghanistan tấn công mục tiêu của nước này, hay nghiêm trọng hơn là hỗ trợ các chiến binh người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) đang tìm cách làm suy yếu sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với Tân Cương.
Quan hệ Trung - Ấn - Pakistan là mối quan hệ tam giác phức tạp ở châu Á bởi trên thực tế nó không có sự cân bằng. Trung Quốc là nước bá quyền khu vực tiềm tàng và có thể còn là một siêu cường toàn cầu. Ấn Độ cũng là một cường quốc đang lên, song liệu Ấn Độ có thể bắt kịp với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc thì chưa chắc chắn. Pakistan không có nguồn nhân lực cũng như nguồn lực về kinh tế, quân sự để vươn tới địa vị cường quốc, vẫn lo ngại sẽ trở thành một “quốc gia thất bại”.
Như vậy, xét về nguồn lực tương đối, Trung Quốc và Ấn Độ thuộc cùng một đẳng cấp. Đây là hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới, chiếm hơn 1/3 dân số thế giới. Cùng với Brazil và Nga, đều là thành viên chủ chốt của nhóm BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc). Trong hai thập kỷ tới, GNP của mỗi nước sẽ đứng vào hàng những nước đứng đầu thế giới. Sự phát triển về nguồn nhân lực và kinh tế sẽ giúp tăng cường đáng kể tiềm năng quân sự.
Hai nước không chỉ có số quân đông đảo mà nền tảng về khoa học, công nghiệp và công nghệ ngày càng phát triển đã cho phép họ triển khai các lực lượng thông thường tinh vi cũng như vũ khí hạt nhân và các phương tiện vận chuyển như tên lửa đạn đạo và máy bay tấn công tầm xa.
Trong nhiều thập kỷ, chính sách của Trung Quốc là tăng cường trợ giúp Pakistan về kinh tế và quân sự với mục đích khiến New Delhi phải “bận tâm” với Islamabad, từ đó cho phép Bắc Kinh tập trung vào xử lý mối quan hệ quan trọng hơn ở nơi khác.
Tuy nhiên, sự vượt trội hơn về kinh tế và quân sự của Ấn Độ so với Pakistan khiến Trung Quốc phải công nhận New Delhi đóng một vai trò quan trọng hơn trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á. Dù nhiều người Ấn Độ không nghĩ rằng Ấn Độ có thể sánh ngang với Trung Quốc về kinh tế, quân sự nhưng các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ nhận thức được tác động của động lực trong quan hệ ba bên lên quan hệ của nước này với Trung Quốc và Pakistan.
Để biện hộ cho hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào tháng 5/1998, chính phủ Ấn Độ đã viện dẫn tới mối đe dọa từ quan hệ quân sự Trung-Pakistan và khả năng hạt nhân của Bắc Kinh hơn là viện dẫn mối đe dọa trực tiếp từ Islamabad.
Quan hệ Ấn-Trung tuy cùng có lợi nhưng có sự phức tạp hơn vì không có sự cân đối. Trung Quốc dù không phụ thuộc nhiều vào Pakistan để thúc đẩy lợi ích chiến lược và kinh tế, nhưng ngược lại Islamabad lại phụ thuộc rất nhiều và coi Bắc Kinh là một đồng minh chiến lược để đối chọi lại Ấn Độ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đặt ra các giới hạn rõ ràng về sự hỗ trợ quân sự cho Pakistan. Theo đó, sẽ không cam kết có sự đảm bảo chính thức về quốc phòng hay phối hợp hành động quân sự chống lại Ấn Độ.
Dù cả ba nước cùng phải đối đầu với các phong trào ly khai vũ trang tại khu vực biên giới nhưng trong những thập kỷ gần đây, Pakistan tỏ ra kém hiệu quả trong việc kiểm soát toàn bộ lãnh thổ. Tuy vậy, Islamabad vẫn giữ được vai trò trong quan hệ tam giác ở châu Á nhờ có vũ khí hạt nhân và ảnh hưởng đối với các nhóm khủng bố nước ngoài.
Nguy cơ xung đột Ấn - Trung đã giảm bớt do sự trao đổi thương mại hai chiều gia tăng tới mức Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ. Tuy vậy, trong đó cũng chứa đựng yếu tố gây căng thẳng do Ấn Độ đang bị thâm hụt thương mại rất lớn. Lo sợ hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường nước này, Ấn Độ đã phản đối đề xuất của Trung Quốc về việc đàm phán hiệp định thương mại tự do.
Tuy nhiên, nguồn gốc chủ yếu gây căng thẳng Trung - Ấn là việc Trung Quốc “nuôi dưỡng” quan hệ gần gũi với Pakistan. Trung Quốc từ lâu đã coi Pakistan không chỉ là một đối tác kinh tế quan trọng mà còn là một đối trọng với Ấn Độ ở Nam Á, một khu vực quan trọng để tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Trung Á và Afghanistan. Ngoài những lợi ích kinh tế và chiến lược từ việc trợ giúp Pakistan, nhiều người Trung Quốc cũng cho rằng việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Pakistan giúp nâng cao hình ảnh của nước này ở các quốc gia Hồi giáo khác tại châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí thông thường hàng đầu cho Pakistan. Ngoài việc bán các hệ thống vũ khí của Trung Quốc cho Pakistan, các công ty hai nước hiện cùng hợp tác sản xuất các thiết bị quân sự quan trọng như máy bay chiến đấu đa năng JF-17. Hợp tác an ninh song phương cũng được mở rộng, gồm đào tạo nhân viên quốc phòng Pakistan, chia sẻ thông tin tình báo quân sự, tổ chức tập trận chung và diễn tập chống khủng bố.
Khác với Mỹ, nước cung cấp vũ khí quan trọng khác của Pakistan từ lâu, Trung Quốc dường như không phải quan tâm đến việc Pakistan sử dụng số vũ khí đó để chống lại Ấn Độ. Trung Quốc cho rằng các vũ khí đó có thể giúp Trung Quốc không phải lo về một mối đe dọa quân sự nào từ Ấn Độ mà tập trung vào các khu vực ưu tiên hơn ở phía Đông và phía Nam vì New Delhi bị phân tâm bởi sức mạnh quân sự đã được Trung Quốc hậu thuẫn của Pakistan.
Bắc Kinh trợ giúp cho Pakistan nhiều nhất vào những năm 1980 và 1990, khi Trung Quốc tìm cách tái lập một sự cân bằng quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan bất chấp việc Pakistan bị thất bại trong cuộc chiến tranh 1971 và chịu mất phần Đông Pakistan (sau này là nước Bangladesh). Để giảm sự mất cân xứng về sức mạnh ngày càng tăng giữa Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc đã chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Pakistan, gồm cả các thiết kế và thành phần để sản xuất bom hạt nhân.
Dù Mỹ đã tăng viện trợ cho Pakistan trong những năm gần đây nhưng Trung Quốc vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pakistan. Thương mại song phương hàng năm tuy còn ở mức khiêm tốn (dưới 10 tỷ USD, viện trợ kinh tế của Bắc Kinh ít hơn nhiều hơn so với Washington), nhưng hàng ngàn kỹ sư, cố vấn, người lao động Trung Quốc lại đang làm việc tại Pakistan. Các công ty Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào Pakistan, đặc biệt là trong các dự án cơ sở hạ tầng như xây dựng đường bộ, nhà máy điện và viễn thông. Điều này chứng tỏ Trung Quốc coi Pakistan là một trọng điểm liên kết Trung Quốc với Trung Á và Trung Đông. Theo quan điểm của New Delhi, một số dự án kinh tế của Pakistan được Trung Quốc hỗ trợ với mục tiêu chiến lược hơn là thương mại.
Ấn Độ đã phản đối xây dựng đập Gomal - Zam tại khu vực Waziristan đang có xung đột gần Afghanistan, xây dựng một mạng lưới viễn thông ở các khu vực bộ lạc gần Afghanistan, nâng cấp đường cao tốc Karakoram nối Pakistan tới Tân Cương, xây dựng đập ở vùng Kashmir-Pakistan. Dù Mỹ viện trợ kinh tế nhiều hơn cho Pakistan nhưng sự trợ giúp từ Trung Quốc lại đi kèm với ít điều kiện hơn.
Giống như Washington và New Delhi, tuy không công khai nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng quan ngại về quan hệ của Pakistan với các nhóm khủng bố. Nhìn chung, Bắc Kinh đã dựa vào mối quan hệ với chính phủ và quân đội Pakistan để gây ảnh hưởng và thuyết phục những kẻ khủng bố Hồi giáo ở Pakistan cũng như Afghanistan không tấn công các mục tiêu của Trung Quốc hoặc không hỗ trợ các chiến binh Duy Ngô Nhĩ đang tìm cách làm suy yếu quyền lực của Bắc Kinh đối với Tân Cương. Các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần than phiền với các đối tác Pakistan của họ về sự hiện diện của lực lượng hồi giáo Đông Turkestan có trụ sở tại các khu vực bộ lạc của Pakistan.
Nhận thức được tầm quan trọng của Bắc Kinh trong việc cân bằng Ấn Độ, Pakistan đã nỗ lực làm dịu sự quan ngại của Trung Quốc về mối quan hệ của Pakistan với các nhóm khủng bố. Pakistan đã nhiều lần trấn an đại diện chính phủ Trung Quốc rằng Trung Quốc không phải là mục tiêu của các chiến binh thánh chiến toàn cầu cho dù một số người Taliban và đặc biệt là al-Qaeda có sự khẳng định ngược lại. Khi những kẻ khủng bố tấn công các mục tiêu Trung Quốc ở Pakistan, các cơ quan chức năng Pakistan đã có phản ứng mạnh mẽ. Như tháng 7/2007, Tổng thống Musharraf đã nhanh chóng nhượng bộ yêu cầu của Trung Quốc yêu cầu tấn công nhà thờ Hồi giáo đỏ của Islamabad sau khi một nhóm phụ nữ Trung Quốc bị các chiến binh thánh chiến Pakistan bắt cóc tại đây.
Khi Mỹ và NATO rút khỏi Afghanistan, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách tận dụng các mối quan hệ của lực lượng an ninh Pakistan với Taliban và các nhóm Hồi giáo khác nhằm bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở Afghanistan.
Việt Thành (theo The Diplomat)
Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ - Pakistan là mối quan hệ tay ba phức tạp nhất châu Á
Mỹ và các cường quốc khác nhận thấy không dễ điều phối tam giác chiến lược châu Á này. Nếu bên thứ ba không hiểu được đầy đủ động lực của tam giác này, đưa ra chính sách tiêu cực với một bên thì có thể làm xấu đi mối quan hệ với các nước còn lại.
Chắc chắn, Trung Quốc đã có chính sách khéo léo với tam giác này. Khi đưa ra quyết định về các vấn đề song phương quan trọng nhất, họ thường xem xét phản ứng của bên thứ ba. Trong khi đó, Pakistan và Ấn Độ cũng tìm cách gây ảnh hưởng đến chính sách của Trung Quốc với nước còn lại.
Islamabad coi mối quan hệ với Bắc Kinh giúp “làm vô hiệu” trước sức mạnh quân sự trội hơn hẳn của New Delhi. Và Bắc Kinh cũng tìm cách để ngăn chặn Ấn Độ, cam kết với Pakistan thông qua trợ giúp quân sự và các hàng hoá khác.
Tuy nhiên, việc trung lập hoá Ấn Độ bằng sức mạnh đang suy giảm của Pakistan thông qua chủ nghĩa khủng bố, chạy đua vũ trang và các loại vũ khí nhiều khi đã đặt Trung Quốc trước sự lựa chọn hoặc thực hiện các biện pháp cấp tiến tăng cường sức mạnh cho Pakistan, hoặc chủ trương chấp nhận quyền bá chủ hạn chế của Ấn Độ tại Nam Á.
Với tư cách là hai cường quốc đang trỗi dậy trong khu vực, đặc trưng quan hệ Trung-Ấn là vừa hợp tác vừa đấu tranh. Nguồn gốc gây căng thẳng gồm cạnh tranh kinh tế, tranh chấp thương mại, xung đột lãnh thổ, chạy đua vũ trang, nỗi sợ hãi về sự bao vây lẫn nhau, cạnh tranh về ngoại giao để đảm bảo có được sự ủng hộ của nước còn lại và sự xung đột về địa vị.
Trong khi đó, quan hệ kinh tế phát triển và sự liên kết Trung-Ấn trong các vấn đề toàn cầu quan trọng (như biến đổi khí hậu) lại là những yếu tố thúc đẩy mặt hợp tác.
Ngược lại, trong quan hệ Trung-Pakistan, mặt hợp tác nổi trội hơn mặt đấu tranh. Trung Quốc từ lâu đã coi Pakistan là một “đối trọng” với Ấn Độ ở Nam Á, một đối tác kinh tế quan trọng, phương tiện để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Trung Á và các khu vực khác có người Hồi giáo chiếm đa số.
Trung Quốc đã viện trợ về quân sự, kinh tế cho Pakistan nhằm tăng cường sức mạnh của Pakistan trong tương quan với Ấn Độ. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn là cường quốc hạt nhân duy nhất sẵn sàng giúp đỡ Pakistan phát triển ngành năng lượng hạt nhân dân sự.
Tuy nhiên, quan hệ Trung Quốc - Pakistan cũng có một số vấn đề bao gồm việc Islamabas lo sợ bị Trung Quốc bỏ rơi, Trung Quốc lo ngại bị mắc kẹt vào xung đột giữa Pakistan với Ấn Độ.
Giống Mỹ, Trung Quốc quan ngại Pakistan có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố cho dù sự khác biệt này thường không được thể hiện công khai từ khi Bắc Kinh cần dựa vào mối quan hệ với chính quyền và quân đội Pakistan để ngăn chặn những kẻ khủng bố Hồi giáo ở Pakistan, Afghanistan tấn công mục tiêu của nước này, hay nghiêm trọng hơn là hỗ trợ các chiến binh người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) đang tìm cách làm suy yếu sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với Tân Cương.
Quan hệ Trung - Ấn - Pakistan là mối quan hệ tam giác phức tạp ở châu Á bởi trên thực tế nó không có sự cân bằng. Trung Quốc là nước bá quyền khu vực tiềm tàng và có thể còn là một siêu cường toàn cầu. Ấn Độ cũng là một cường quốc đang lên, song liệu Ấn Độ có thể bắt kịp với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc thì chưa chắc chắn. Pakistan không có nguồn nhân lực cũng như nguồn lực về kinh tế, quân sự để vươn tới địa vị cường quốc, vẫn lo ngại sẽ trở thành một “quốc gia thất bại”.
Như vậy, xét về nguồn lực tương đối, Trung Quốc và Ấn Độ thuộc cùng một đẳng cấp. Đây là hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới, chiếm hơn 1/3 dân số thế giới. Cùng với Brazil và Nga, đều là thành viên chủ chốt của nhóm BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc). Trong hai thập kỷ tới, GNP của mỗi nước sẽ đứng vào hàng những nước đứng đầu thế giới. Sự phát triển về nguồn nhân lực và kinh tế sẽ giúp tăng cường đáng kể tiềm năng quân sự.
Hai nước không chỉ có số quân đông đảo mà nền tảng về khoa học, công nghiệp và công nghệ ngày càng phát triển đã cho phép họ triển khai các lực lượng thông thường tinh vi cũng như vũ khí hạt nhân và các phương tiện vận chuyển như tên lửa đạn đạo và máy bay tấn công tầm xa.
Trong nhiều thập kỷ, chính sách của Trung Quốc là tăng cường trợ giúp Pakistan về kinh tế và quân sự với mục đích khiến New Delhi phải “bận tâm” với Islamabad, từ đó cho phép Bắc Kinh tập trung vào xử lý mối quan hệ quan trọng hơn ở nơi khác.
Tuy nhiên, sự vượt trội hơn về kinh tế và quân sự của Ấn Độ so với Pakistan khiến Trung Quốc phải công nhận New Delhi đóng một vai trò quan trọng hơn trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á. Dù nhiều người Ấn Độ không nghĩ rằng Ấn Độ có thể sánh ngang với Trung Quốc về kinh tế, quân sự nhưng các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ nhận thức được tác động của động lực trong quan hệ ba bên lên quan hệ của nước này với Trung Quốc và Pakistan.
Để biện hộ cho hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào tháng 5/1998, chính phủ Ấn Độ đã viện dẫn tới mối đe dọa từ quan hệ quân sự Trung-Pakistan và khả năng hạt nhân của Bắc Kinh hơn là viện dẫn mối đe dọa trực tiếp từ Islamabad.
Quan hệ Ấn-Trung tuy cùng có lợi nhưng có sự phức tạp hơn vì không có sự cân đối. Trung Quốc dù không phụ thuộc nhiều vào Pakistan để thúc đẩy lợi ích chiến lược và kinh tế, nhưng ngược lại Islamabad lại phụ thuộc rất nhiều và coi Bắc Kinh là một đồng minh chiến lược để đối chọi lại Ấn Độ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đặt ra các giới hạn rõ ràng về sự hỗ trợ quân sự cho Pakistan. Theo đó, sẽ không cam kết có sự đảm bảo chính thức về quốc phòng hay phối hợp hành động quân sự chống lại Ấn Độ.
Dù cả ba nước cùng phải đối đầu với các phong trào ly khai vũ trang tại khu vực biên giới nhưng trong những thập kỷ gần đây, Pakistan tỏ ra kém hiệu quả trong việc kiểm soát toàn bộ lãnh thổ. Tuy vậy, Islamabad vẫn giữ được vai trò trong quan hệ tam giác ở châu Á nhờ có vũ khí hạt nhân và ảnh hưởng đối với các nhóm khủng bố nước ngoài.
Nguy cơ xung đột Ấn - Trung đã giảm bớt do sự trao đổi thương mại hai chiều gia tăng tới mức Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ. Tuy vậy, trong đó cũng chứa đựng yếu tố gây căng thẳng do Ấn Độ đang bị thâm hụt thương mại rất lớn. Lo sợ hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường nước này, Ấn Độ đã phản đối đề xuất của Trung Quốc về việc đàm phán hiệp định thương mại tự do.
Tuy nhiên, nguồn gốc chủ yếu gây căng thẳng Trung - Ấn là việc Trung Quốc “nuôi dưỡng” quan hệ gần gũi với Pakistan. Trung Quốc từ lâu đã coi Pakistan không chỉ là một đối tác kinh tế quan trọng mà còn là một đối trọng với Ấn Độ ở Nam Á, một khu vực quan trọng để tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Trung Á và Afghanistan. Ngoài những lợi ích kinh tế và chiến lược từ việc trợ giúp Pakistan, nhiều người Trung Quốc cũng cho rằng việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Pakistan giúp nâng cao hình ảnh của nước này ở các quốc gia Hồi giáo khác tại châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí thông thường hàng đầu cho Pakistan. Ngoài việc bán các hệ thống vũ khí của Trung Quốc cho Pakistan, các công ty hai nước hiện cùng hợp tác sản xuất các thiết bị quân sự quan trọng như máy bay chiến đấu đa năng JF-17. Hợp tác an ninh song phương cũng được mở rộng, gồm đào tạo nhân viên quốc phòng Pakistan, chia sẻ thông tin tình báo quân sự, tổ chức tập trận chung và diễn tập chống khủng bố.
Khác với Mỹ, nước cung cấp vũ khí quan trọng khác của Pakistan từ lâu, Trung Quốc dường như không phải quan tâm đến việc Pakistan sử dụng số vũ khí đó để chống lại Ấn Độ. Trung Quốc cho rằng các vũ khí đó có thể giúp Trung Quốc không phải lo về một mối đe dọa quân sự nào từ Ấn Độ mà tập trung vào các khu vực ưu tiên hơn ở phía Đông và phía Nam vì New Delhi bị phân tâm bởi sức mạnh quân sự đã được Trung Quốc hậu thuẫn của Pakistan.
Bắc Kinh trợ giúp cho Pakistan nhiều nhất vào những năm 1980 và 1990, khi Trung Quốc tìm cách tái lập một sự cân bằng quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan bất chấp việc Pakistan bị thất bại trong cuộc chiến tranh 1971 và chịu mất phần Đông Pakistan (sau này là nước Bangladesh). Để giảm sự mất cân xứng về sức mạnh ngày càng tăng giữa Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc đã chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Pakistan, gồm cả các thiết kế và thành phần để sản xuất bom hạt nhân.
Dù Mỹ đã tăng viện trợ cho Pakistan trong những năm gần đây nhưng Trung Quốc vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pakistan. Thương mại song phương hàng năm tuy còn ở mức khiêm tốn (dưới 10 tỷ USD, viện trợ kinh tế của Bắc Kinh ít hơn nhiều hơn so với Washington), nhưng hàng ngàn kỹ sư, cố vấn, người lao động Trung Quốc lại đang làm việc tại Pakistan. Các công ty Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào Pakistan, đặc biệt là trong các dự án cơ sở hạ tầng như xây dựng đường bộ, nhà máy điện và viễn thông. Điều này chứng tỏ Trung Quốc coi Pakistan là một trọng điểm liên kết Trung Quốc với Trung Á và Trung Đông. Theo quan điểm của New Delhi, một số dự án kinh tế của Pakistan được Trung Quốc hỗ trợ với mục tiêu chiến lược hơn là thương mại.
Ấn Độ đã phản đối xây dựng đập Gomal - Zam tại khu vực Waziristan đang có xung đột gần Afghanistan, xây dựng một mạng lưới viễn thông ở các khu vực bộ lạc gần Afghanistan, nâng cấp đường cao tốc Karakoram nối Pakistan tới Tân Cương, xây dựng đập ở vùng Kashmir-Pakistan. Dù Mỹ viện trợ kinh tế nhiều hơn cho Pakistan nhưng sự trợ giúp từ Trung Quốc lại đi kèm với ít điều kiện hơn.
Giống như Washington và New Delhi, tuy không công khai nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng quan ngại về quan hệ của Pakistan với các nhóm khủng bố. Nhìn chung, Bắc Kinh đã dựa vào mối quan hệ với chính phủ và quân đội Pakistan để gây ảnh hưởng và thuyết phục những kẻ khủng bố Hồi giáo ở Pakistan cũng như Afghanistan không tấn công các mục tiêu của Trung Quốc hoặc không hỗ trợ các chiến binh Duy Ngô Nhĩ đang tìm cách làm suy yếu quyền lực của Bắc Kinh đối với Tân Cương. Các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần than phiền với các đối tác Pakistan của họ về sự hiện diện của lực lượng hồi giáo Đông Turkestan có trụ sở tại các khu vực bộ lạc của Pakistan.
Nhận thức được tầm quan trọng của Bắc Kinh trong việc cân bằng Ấn Độ, Pakistan đã nỗ lực làm dịu sự quan ngại của Trung Quốc về mối quan hệ của Pakistan với các nhóm khủng bố. Pakistan đã nhiều lần trấn an đại diện chính phủ Trung Quốc rằng Trung Quốc không phải là mục tiêu của các chiến binh thánh chiến toàn cầu cho dù một số người Taliban và đặc biệt là al-Qaeda có sự khẳng định ngược lại. Khi những kẻ khủng bố tấn công các mục tiêu Trung Quốc ở Pakistan, các cơ quan chức năng Pakistan đã có phản ứng mạnh mẽ. Như tháng 7/2007, Tổng thống Musharraf đã nhanh chóng nhượng bộ yêu cầu của Trung Quốc yêu cầu tấn công nhà thờ Hồi giáo đỏ của Islamabad sau khi một nhóm phụ nữ Trung Quốc bị các chiến binh thánh chiến Pakistan bắt cóc tại đây.
Khi Mỹ và NATO rút khỏi Afghanistan, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách tận dụng các mối quan hệ của lực lượng an ninh Pakistan với Taliban và các nhóm Hồi giáo khác nhằm bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở Afghanistan.
Việt Thành (theo The Diplomat)