Tấn bi kịch X, Y, Z và cuối cùng là tác phẩm truyện trinh thám của Ellery Queen - bút danh chung của 2 nhà văn đồng thời là anh em họ Frederic Dannay (1905-1982) và Manfred Bennington Lee (1905 -1971).

Bộ sách gồm 4 cuốn: Tấn bi kịch X, Tấn bi kịch Y, Tấn bi kịch Z và Bi kịch cuối cùng vừa ra mắt độc giả. Mỗi cuốn là một vụ án, tương ứng như những câu đố, ngài thám tử nghiệp dư đi điều tra, thu lượm chứng cứ, tổng hợp lại rồi dựa vào suy luận logic đoán ra hung thủ. Điều đặc biệt ở đây chính là việc cả 4 vụ án đều không phải tưởng tượng, mà dựa trên các vụ án có thật trong lịch sử.

Trong truyện, Queen đề cao tính "Cạnh tranh công bằng" trong truyện trinh thám. Người đọc như được song hành với thám tử thu thập, phân tích chứng cứ rồi từ đó đoán ra hung thủ rất chặt chẽ và không võ đoán gượng ép.

{keywords}

BI KỊCH X mở đầu với không gian của New York vào những năm 1930. Rút kinh nghiệp từ series Ellery Queen vốn bị chê dài dòng khô khan suy luận lắm lại còn nói nhiều, Tấn bi kịch X được cải thiện cho văn phong mềm mại hấp dẫn hơn, đồng thời dồn toàn bộ các phần suy luận dài về cuối.

BI KỊCH Y là phần tiếp theo của chuỗi bi kịch với một vụ án khác. Lần này, thám tử nghiệp dư Drury Lane - người nghệ sĩ già đã nghỉ hưu lại được mời tham dự vào một vụ án liên quan đến nhà Hatter Điên loạn.

BI KỊCH Z nối tiếp 2 tấn bi kịch trước với một vụ án hoàn toàn khác. Tuy nhiên, lần này thám tử Drury Lane, vốn là diễn viên kịch về hưu bị điếc nặng lại có dịp hợp tác cùng thanh tra Thumm vốn là Cảnh sát về hưu làm thám tử và con gái ông, Patience Thumm và không còn đơn độc. 

BI KỊCH CUỐI CÙNG là một vụ án liên quan đến một cuốn sách cổ, thủ phạm và nạn nhân đều là những người đam mê sách.

Phải nói rằng Ellery Queen là bậc thầy về sử dụng ngôn từ, các nhân vật dù có sỗ sàng đến mức nào thì ngôn từ họ vẫn rất duyên dáng và đậm chất quý tộc.

T.Lê