Cảm biến kết nối internet canh gác đàn vật nuôi
Đóng góp 25,26% vào GDP của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi đang tiếp tục triển khai các giải pháp ổn định phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia súc nhằm đáp ứng cơ bản các loại thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng xã hội, tập trung nguồn lực thiết yếu để xây dựng các điều kiện tiếp cận thị trường, tăng cường xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi tiềm năng.
Bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, ngành chăn nuôi cũng đặt ra nhiều thách thức trong thời gian qua như, vấn đề bảo vệ môi trường và phát thải khí nhà kính, giá thức ăn chăn nuôi, giá sản phẩm chăn nuôi thiếu ổn định, áp lực cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu, nhập lậu, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh.
Để đạt được những mục tiêu trên, việc tận dụng sức mạnh của dữ liệu lớn “dữ liệu lớn – Big Data” trong ngành công nghiệp chăn nuôi là rất cao.
Thuật ngữ “dữ liệu lớn – Big Data” mô tả số lượng khổng lồ thông tin mà doanh nghiệp phát sinh mỗi ngày. Những công ty bắt đầu trích xuất các thông tin chi tiết bên trong, để dẫn đến các quyết định và chiến lược tốt hơn bằng cách phân tích các dữ liệu phức tạp đó.
Theo tính toán đã được thực tiễn kiểm nghiệm tại một số quốc gia, phương pháp dữ liệu lớn sẽ kiến tạo nên sự chuẩn xác trong chăn nuôi hơn với những kết quả như: phát triển một cách hiệu quả, nghiêm ngặt hơn trong sử dụng nguyên liệu đầu vào và giảm thiểu sử dụng thuốc kháng sinh. Để trích xuất và phân phối những thông tin chi tiết bên trong dẫn đến những quyết định sáng suốt hơn, chúng ta cần dữ liệu lớn. Điều đó có nghĩa là có hàng triệu dữ liệu mũi nhọn được đưa về từ các nông trại, bầy đàn và đàn vật nuôi. Điều này, chắc chắn có mối tương quan với dữ liệu trên công thức thức ăn, lựa chọn thành phần, lãi và quản lý các hoạt động và sẽ có tác động mạnh mẽ nhất khi được thu thập trên toàn ngành công nghiệp.
Một thành phần quan trọng khác cho dữ liệu lớn là sự có mặt của các cảm biến. Cảm biến kết nối internet có thể canh gác đàn vật nuôi, lắng nghe những con vật; đánh hơi các chuồng trại; phân tích phần thân ngon nhất của thịt trong máy móc chế biến; phân tích thành phần thức ăn và nhiều thứ khác…
Cảm biến kết nối internet giúp hoá giải khó khăn
Dự thảo Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2040 đặt ra mục tiêu: Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 đạt trung bình 4 - 5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trung bình 3 - 4%/năm. Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại...
Theo đánh giá, lĩnh vực con giống và thuốc thú y cũng đang thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới vào Việt Nam.
Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi luôn giữ mức cao trong nhiều năm qua, trung bình 5 - 6%/năm, góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, thay thế nhập khẩu và bước đầu cho xuất khẩu: mật ong, lợn sữa, lợn thịt...
Ngoài ra, năng suất và chi phí sản xuất chăn nuôi được cải thiện đáng kể. Nếu xét tổng thể thì năng suất và chi phí chăn nuôi nước ta đang thuộc nhóm trung bình, nhưng nếu tính ở khu vực chăn nuôi trang trại, công nghiệp thì năng suất và chi phí chăn nuôi của Việt Nam ngang bằng các nước phát triển trong khu vực: Lợn nuôi trong 155 ngày đạt 100 kg, chi phí thức ăn 2,5 kg/kg tăng trọng; gà công nghiệp thời gian nuôi 42 ngày, khối lượng 2,5 kg, chi phí thức ăn 1,58 kg /kg tăng trọng…
Tuy nhiên, các lãnh đạo ngành cũng thừa nhận mục tiêu và định hướng phát triển chăn nuôi trong chiến lược chưa đánh giá hết được vai trò quan trọng của yếu tố thị trường đối với sự phát triển của ngành hàng thịt lợn và yếu tố đất đai dành cho không gian chăn thả với chăn nuôi trâu, bò thịt... Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết gắn sản xuất, chế biến với kết nối thị trường đề cập chưa rõ, thiếu giải pháp chính sách thực hiện hiệu quả, nhất là với khâu kết nối thị trường đang còn rất yếu cả trong nước và xuất khẩu.
Và dĩ nhiên, những bất cập này sẽ dễ dàng hoá giải bằng sức mạnh của số lượng khổng lồ thông tin thu thập được thông qua cảm biến kết nối internet như đã phân tích ở trên.