Tùy theo quan niệm của mỗi gia đình, dòng họ, các thủ tục cũng không bắt buộc phải qua rất nhiều lễ nghi như xưa kia nữa.

Không như xưa kia, sau lần thăm hỏi đầu tiên (lễ dạm ngõ), nhà trai chọn ngày tốt (thường kết hợp luôn trong ngày dạm ngõ) sẽ không phải tiến hành 6 lần thăm hỏi, tục gọi là “khoong phác” mà chỉ một, hai lần gặp gỡ giữa 2 gia đình để thống nhất lễ cưới. Trang phục của cô dâu, chú rể cũng tùy theo ý thích, hoàn cảnh, không nhất thiết phải là trang phục truyền thống. 

{keywords}
Lễ đón dâu thường được tổ chức vào sáng sớm, lúc mặt trời chưa lên. Tại nhà cô dâu đã chuẩn bị 1 mâm cỗ cúng gồm có thủ lợ, đuôi lợn, xôi, rượu… Chủ hôn đồng thời là ông mối sẽ làm lễ cúng tạ ơn trời đất tác thành cho đôi lứa.
{keywords}
 Một mâm để cúng ra mắt ông bà tổ tiên nhà gái, trong đó có chiếc áo cũ của chú rể để nhận người than, họ hàng.
{keywords}
Theo phong tục của người Thái đen ở Nậm Giải, con dâu tương lai phải chuẩn bị chăn, màn, gối, đệm để đem về nhà trai trong ngày lễ đón dâu. Đây là của hồi môn không chỉ mang ý nghĩa làm quà biếu tặng cho bố mẹ, anh chị em nhà chồng mà còn thể hiện sự khéo tay hay làm của của người con gái trước khi về nhà chồng. Đồ lễ vật (chăn, màn, gối, đệm) mỗi thứ phải sắm đủ 10-12 đôi, gọi là lễ vật chướng khả - lễ vật hồi môn do cô dâu tự làm. Hiện nay những của hồi môn này hầu hết không tự làm mà được mua sẵn.
{keywords}
Ông mối xem giờ đẹp để thực hiện nghi lễ.
{keywords}
Gia đình nhà gái bên những bộ chăn, đệm làm hồi môn cho con gái thực hiện nghi lễ theo phong tục trước khi nhà trai đến đón dâu.
{keywords}
Chú rể cùng nhà trai đến đang thực hiện các thủ tục cưới xin theo tục lệ.
{keywords}
Nhà gái tung chăn, nệm về phía nhà trai theo tục lệ.
{keywords}
Gia đình 2 bên uống chén rượu mừng trong không khí vui vẻ, náo nhiệt.
{keywords}
Bà mối dắt tay cô dâu cùng đoàn khách khứa về nhà chồng. Một vài người bạn thân của cô dâu đi sau đôi vợ chồng trẻ, họ gùi những của hồi môn cho cô dâu mang về nhà chồng, như: đệm, chăn, gối, vải...
{keywords}
 Theo tục lệ, trước khi vào nhà chồng, bà mối đưa cô dâu chạm tay vào tất cả các cây cột trụ nhà sàn nhà trai để ra mắt.
{keywords}
 Nhà gái cùng nhà trai thực hiện các thủ tục đưa con gái về nhà chồng ngay trước chân cầu thang nhà chú rể.
{keywords}
 
{keywords}
Chú rể dắt tay cô dâu vào nhà.
{keywords}
Mâm cơm cúng tại nhà chú rể cũng phải có chiếc áo của cô dâu để ra mắt tổ tiên nhà trai.
{keywords}
Quây quần trước mâm cơm cúng nhà trai, cô dâu thực hiện nghi thức gắp đồ ăn ra mắt nhà chồng.
{keywords}
Cô dâu cùng mọi người trong gia đình nhà chồng uống rượu cần, loại rượu truyền thống của người Thái.
{keywords}
Họ hàng 2 bên cùng nhau chung ché rượu cần chúc mừng đôi trẻ trăm năm hạnh phúc.
{keywords}
Cô dâu bên những người thân nhà chồng. Theo phong tục xưa, sau lễ cưới người chồng phải sang ở rể nhà vợ một vài năm để làm lụng, chăm sóc bố mẹ vợ như một cách trả ơn đáng sinh thành ra vợ mình. Hiện nay phong tục này có được nới lỏng hơn, tùy theo điều kiện mà 2 gia đình có thể thỏa thuận sao cho thuận lợi nhất.

Ảnh: Nguyễn Quý