Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ và là 1 trong 9 tỉnh, thành phố trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; với diện tích tự nhiên 4.041,25 km2, gồm 09 đơn vị hành chính; dân số trung bình năm 2020 là 1.178.329 người, chiếm 1,2% dân số toàn quốc và khoảng 6,4% dân số vùng Đông Nam bộ; mật độ dân số 291,5 người/km2; hiện có 21 dân tộc thiểu số, 5 tôn giáo chính (chiếm 70% dân số toàn tỉnh).

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì Tây Ninh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của TPHCM, bên cạnh việc mở rộng hoạt động kinh tế, thương mại với Campuchia; xây dựng các điểm, khu dân cư biên giới gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, Tây Ninh còn có chiến lược phát triển theo hướng đón đầu quá trình chuyển dịch công nghiệp từ các địa phương khác đồng thời khai thác lợi thế các khu kinh tế cửa khẩu.

Tỉnh ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, nhất là sản phẩm chế biến xuất khẩu có sức cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước và từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt tỉnh sẽ tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ thông minh, thân thiện với môi trường, ít phát thải, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm sử dụng đất đai và lao động.

Khu công nghiệp Chà Là, huyện Dương Minh Châu

Để công nghiệp Tây Ninh phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại, tỉnh đã đề ra những quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển trong các giai đoạn tiếp theo. Cụ thể:

Phấn đấu đến  năm 2030, tỉnh cơ bản hoàn thành mục tiêu CNH – HĐH, tỉnh sẽ ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, nhất là sản phẩm chế biến xuất khẩu có sức cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước và từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu như: sản xuất các sản phẩm tinh sau chế biến, các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày và thu hút các doanh nghiệp này vào các khu, cụm công nghiệp.

Giai đoạn 2031 - 2045, phấn đấu trở thành tỉnh có ngành công nghiệp phát triển và hiện đại, đạt mức độ khá trong khu vực Đông Nam bộ. Tập trung ưu tiên phát triển các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; phổ cập công nghệ kỹ thuật số, tự động hoá, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, thiết bị sinh học...

Để đạt được các mục tiêu trên, Tây Ninh đã có những định hướng phát triển công nghiệp như: Cơ cấu lại ngành công nghiệp, tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp theo hướng đáp ứng nguyên tắc về lợi thế cạnh tranh của tỉnh, phát triển một số ngành công nghiệp thân thiện với môi trường, ít phát thải, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm sử dụng đất đai và lao động. Tiếp tục đầu tư mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các khu, cụm công nghiệp có tiện ích đồng bộ, tạo lợi thế cạnh tranh thu hút các dự án đầu tư lớn có công nghệ tiên tiến, sản phẩm có chất lượng và thị trường ổn định.

Đa dạng hóa thu hút đầu tư nước ngoài, quan tâm lựa chọn nhà đầu tư có uy tín, các tập đoàn có thương hiệu quốc tế, có tiềm năng áp dụng khoa học công nghệ, có khả năng liên kết và chuyển giao với Doanh nghiệp trong nước, nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực tại địa phương.

Xây dựng kế hoạch, chương trình, tiêu chí để phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các khâu còn yếu của chuỗi giá trị sản phẩm. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực như: chế biến, tinh chế sản phẩm nông nghiệp theo cơ cấu lại nông nghiệp, cơ khí chế tạo, chế tạo, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện - y tế… sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường; có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao; một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà tỉnh đang có lợi thế.

Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đấy nhanh việc thực hiện Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong chương trình nghị sự 2030. Xây dựng và thực hiện Chiến lược tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Việt Nam.

Tân Châu