- Không tin tưởng với các trại hè trong nước, với tâm lý “tiền nào của nấy”, nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng chi vài ngàn USD cho con ra nước ngoài tham dự các hội trại quốc tế.
Chi nghìn đô cho con đi nghỉ hè
Khi năm học vừa kết thúc cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu lo chỗ ăn, chơi cho con cái trong kỳ nghỉ hè. Nhiều người “tống” con về quê cho ông bà chăm sóc, nhiều người lo tìm các lớp học thêm để cô giáo “trông” con hộ. Với các gia đình có nhiều tiền và ít thời gian thì họ lại tìm cho con những chương trình trại hè quốc tế mang đẳng cấp hơn hẳn.
Họ sẵn sàng chi vài ngàn USD hoặc chí ít cũng là vài triệu đồng/tháng cho con ra nước ngoài một vài tuần với khá nhiều kỳ vọng, nào là khả năng tự lập, khả năng giao tiếp tiếng Anh, trang bị kỹ năng sống, cọ sát với môi trường mới để du học sau này...
Chị Hoa, khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính, kể lại, năm ngoái cho con đi cắm trại một ngày ở Ba Vì (Hà Tây), về nhà thấy cháu bơ phờ, mệt mỏi, nằng nặc xin mẹ lần sau không đi cắm trại nữa. Hỏi ra mới biết, cả ngày ngoài việc đi bộ ngắm cảnh ra thì các cháu không được chơi golf hay học chụp ảnh như bảng lịch trình ghi. Không tin tưởng với các trại hè trong nước, chị quyết định đăng ký cho con tham dự các hội trại quốc tế.
Chi 2.000 USD (tương đương 42 triệu đồng) cho con trai học lớp 6 ra nước ngoài du học hè chỉ trong 2 tuần, chị Ngọc Anh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chia sẻ: “Gia đình dự định cho con đi du học dài hạn nên quyết định cho cháu đi du học hè để làm quen môi trường học tập mới và rèn cho con có tính tự lập”.
Các trung tâm tư vấn du học thường có chương trình du học hè 1 - 4 tuần dành cho học sinh từ 6 - 18 tuổi. Các điểm đến được nhiều phụ huynh lựa chọn là Singapore, Malaysia, Australia và New Zealand bởi thủ tục đơn giản, không phải chứng minh khả năng tài chính.
Kinh phí của các trung tâm khá khác nhau, cũng với một lịch trình giống nhau nhưng có trung tâm thì mức chi phí là 2.600 USD/học sinh (tương đương 54, 6 triệu đồng) nhưng có trung tâm thì chỉ là 1.600-1.700 USD/học sinh (tương đương 33,6 - 35,7 triệu đồng).
Và để hấp dẫn phụ huynh, các trung tâm đưa ra rất nhiều khuyến mãi, ví dụ đăng ký trong tháng 3 thì giảm được 100 USD, tháng tư là 50 USD; thậm chí có trung tâm còn tặng 1 triệu đồng/học sinh nếu hai học sinh là... hàng xóm cùng đi.
Cẩn thận kẻo tiền mất tật mang
Thực chất của những chuyến đi nghìn đô này chủ yếu là các hoạt động du lịch vui chơi, giải trí được đan xen khéo léo với những buổi học nhóm, giao lưu để chuyến đi mang tinh thần giáo dục.
Bỏ số tiền khá lớn cho con đi nghỉ hè, nhiều phụ huynh tin rằng, con mình đã trưởng thành và độc lập hơn khi một mình bôn ba xứ lạ. Chị Thanh Thảo quận 1, TP HCM, hai năm liên tiếp cho con đi du học hè cho biết: “Trước khi đi, con trai tôi giao tiếp rất kém. Sau khi đi về, cháu giao tiếp với mọi người dễ dàng hơn và có phản xạ nói tiếng Anh. Buổi sáng ngủ dậy cháu còn biết gỡ màn, gấp ngay ngắn và sắp xếp đồ đạc cá nhân gọn gàng”.
Mỗi chuyến đi đều mang ý nghĩa riêng, dù ít dù nhiều. Thế nhưng các em có được tận hưởng xứng đáng với số tiền mà cha mẹ các em bỏ ra hay không còn là một câu hỏi lớn.
Hồng Trang, học sinh lớp 8 trường trung học dân lập Lomonoxop hè năm 2010 cũng đã được gia đình cho đi trại hè tại Singapore 2 tuần do một trung tâm ngoại ngữ phối hợp với nhà trường tổ chức. Em cho biết: “Ấn tượng nhất của em chỉ là được vui chơi thoải mái với các bạn, được đi tham quan khắp nơi và không lo bị bố mẹ... quản thúc”.
Còn về khả năng tự lập, Trang thừa nhận: “Cũng tùy tính nết từng bạn, như em thì quần áo thay ra lại cho vào túi để hết 2 tuần mang về nhà giặt, ăn uống thì đến giờ là có người gọi đi; còn mọi thứ khác đã có thầy cô đi cùng đoàn lo cho... nên cũng ít có cơ hội để giúp tự lập như mọi người vẫn nghĩ”.
Nhiều phụ huynh cũng lo ngại rằng con em của họ đều còn rất nhỏ. Hầu hết các em sẽ rất bỡ ngỡ và phải tuân theo sự hướng dẫn của các cô giáo đi trong đoàn. Việc các cô cho đi đâu thì các em biết nơi đó. Còn lịch trình có đúng theo thông báo gửi phụ huynh hay không thì thật khó kiểm chứng.
“Bình thường ở nhà, các cháu nhà tôi vốn đã quen với sự chăm sóc, chiều chuộng nhất mực của bố mẹ, nên không phải làm bất cứ một việc gì. Con gái lớn nhà tôi dù đã học hết cấp 3 nhưng vẫn không nấu nổi một nồi cơm. Vì vậy, khi cho cô con gái thứ 2 mới 9 tuổi đi du lịch xa như vậy tôi chưa thật yên tâm”, chị Liên, Khu chung cư Linh Đàm lo ngại.
Nắm bắt được xu thế cho các cháu bé đi trại hè vào dịp nghỉ hè, nhiều công ty đã nhận thiết kế các tour dã ngoại cho các bé. Tuy nhiên, vì không chuyên nghiệp nên nhiều chương trình không phù hợp với tâm sinh lý của trẻ và lại mang tính học nhiều hơn chơi.
Chị Phương, nhân viên tư vấn Language Link cho biết, tuy có sự chuẩn bị chu đáp khi trẻ ra nước ngoài cắm trại là đối mặt với nhiều sự thay đổi văn hóa, các em sẽ phải tập thích nghi. Vì vậy, vẫn không tránh khỏi một số sự cố, như có đoàn học sinh đi cắm chạy tại Singapore, đã có em bấm phải nút báo cháy (giống như nút đèn treo tường) nên còi réo ầm ĩ, cảnh sát cứu hỏa nước sở tại phải đến hiện trường.
Những chuyến đi du học hè vô tình tạo ra một khoảng cách giàu nghèo trong chính môi trường lớp học giữa các học sinh với nhau. Hơn thế nữa, nếu không định hướng tốt thì nhiều em sau khi đi du lịch quốc tế về sẽ nảy sinh tâm lý chán ghét đất nước mình. Chính vì vậy các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ thông tin, suy tính thiệt hơn trước khi quyết định.
"Các em rất hứng thú với những điều mới lạ ở nước ngoài. Khi vừa bước xuống sân bay trở về Việt Nam là chúng đồng loạt kêu chán, chê bai này nọ, nào là về Việt Nam là lại thấy khói bụi, nào là chán ghét cảnh tắc đường. Nhiều em còn tuyên bố nhất định sẽ phải đi du học để…thoát khỏi Việt Nam", một cô giáo cho biết.
H. La (tổng hợp)
Chi nghìn đô cho con đi nghỉ hè
Khi năm học vừa kết thúc cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu lo chỗ ăn, chơi cho con cái trong kỳ nghỉ hè. Nhiều người “tống” con về quê cho ông bà chăm sóc, nhiều người lo tìm các lớp học thêm để cô giáo “trông” con hộ. Với các gia đình có nhiều tiền và ít thời gian thì họ lại tìm cho con những chương trình trại hè quốc tế mang đẳng cấp hơn hẳn.
Họ sẵn sàng chi vài ngàn USD hoặc chí ít cũng là vài triệu đồng/tháng cho con ra nước ngoài một vài tuần với khá nhiều kỳ vọng, nào là khả năng tự lập, khả năng giao tiếp tiếng Anh, trang bị kỹ năng sống, cọ sát với môi trường mới để du học sau này...
Chương trình du học hè sẽ đem lại lợi ích nếu các bậc phụ huynh chọn đúng đơn vị tổ chức có uy tín đồng thời có tính đến tính cách của con cái mình (Ảnh PLVN) |
Chi 2.000 USD (tương đương 42 triệu đồng) cho con trai học lớp 6 ra nước ngoài du học hè chỉ trong 2 tuần, chị Ngọc Anh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chia sẻ: “Gia đình dự định cho con đi du học dài hạn nên quyết định cho cháu đi du học hè để làm quen môi trường học tập mới và rèn cho con có tính tự lập”.
Các trung tâm tư vấn du học thường có chương trình du học hè 1 - 4 tuần dành cho học sinh từ 6 - 18 tuổi. Các điểm đến được nhiều phụ huynh lựa chọn là Singapore, Malaysia, Australia và New Zealand bởi thủ tục đơn giản, không phải chứng minh khả năng tài chính.
Kinh phí của các trung tâm khá khác nhau, cũng với một lịch trình giống nhau nhưng có trung tâm thì mức chi phí là 2.600 USD/học sinh (tương đương 54, 6 triệu đồng) nhưng có trung tâm thì chỉ là 1.600-1.700 USD/học sinh (tương đương 33,6 - 35,7 triệu đồng).
Và để hấp dẫn phụ huynh, các trung tâm đưa ra rất nhiều khuyến mãi, ví dụ đăng ký trong tháng 3 thì giảm được 100 USD, tháng tư là 50 USD; thậm chí có trung tâm còn tặng 1 triệu đồng/học sinh nếu hai học sinh là... hàng xóm cùng đi.
Cẩn thận kẻo tiền mất tật mang
Thực chất của những chuyến đi nghìn đô này chủ yếu là các hoạt động du lịch vui chơi, giải trí được đan xen khéo léo với những buổi học nhóm, giao lưu để chuyến đi mang tinh thần giáo dục.
Bỏ số tiền khá lớn cho con đi nghỉ hè, nhiều phụ huynh tin rằng, con mình đã trưởng thành và độc lập hơn khi một mình bôn ba xứ lạ. Chị Thanh Thảo quận 1, TP HCM, hai năm liên tiếp cho con đi du học hè cho biết: “Trước khi đi, con trai tôi giao tiếp rất kém. Sau khi đi về, cháu giao tiếp với mọi người dễ dàng hơn và có phản xạ nói tiếng Anh. Buổi sáng ngủ dậy cháu còn biết gỡ màn, gấp ngay ngắn và sắp xếp đồ đạc cá nhân gọn gàng”.
Mỗi chuyến đi đều mang ý nghĩa riêng, dù ít dù nhiều. Thế nhưng các em có được tận hưởng xứng đáng với số tiền mà cha mẹ các em bỏ ra hay không còn là một câu hỏi lớn.
Hồng Trang, học sinh lớp 8 trường trung học dân lập Lomonoxop hè năm 2010 cũng đã được gia đình cho đi trại hè tại Singapore 2 tuần do một trung tâm ngoại ngữ phối hợp với nhà trường tổ chức. Em cho biết: “Ấn tượng nhất của em chỉ là được vui chơi thoải mái với các bạn, được đi tham quan khắp nơi và không lo bị bố mẹ... quản thúc”.
Còn về khả năng tự lập, Trang thừa nhận: “Cũng tùy tính nết từng bạn, như em thì quần áo thay ra lại cho vào túi để hết 2 tuần mang về nhà giặt, ăn uống thì đến giờ là có người gọi đi; còn mọi thứ khác đã có thầy cô đi cùng đoàn lo cho... nên cũng ít có cơ hội để giúp tự lập như mọi người vẫn nghĩ”.
Nhiều phụ huynh cũng lo ngại rằng con em của họ đều còn rất nhỏ. Hầu hết các em sẽ rất bỡ ngỡ và phải tuân theo sự hướng dẫn của các cô giáo đi trong đoàn. Việc các cô cho đi đâu thì các em biết nơi đó. Còn lịch trình có đúng theo thông báo gửi phụ huynh hay không thì thật khó kiểm chứng.
“Bình thường ở nhà, các cháu nhà tôi vốn đã quen với sự chăm sóc, chiều chuộng nhất mực của bố mẹ, nên không phải làm bất cứ một việc gì. Con gái lớn nhà tôi dù đã học hết cấp 3 nhưng vẫn không nấu nổi một nồi cơm. Vì vậy, khi cho cô con gái thứ 2 mới 9 tuổi đi du lịch xa như vậy tôi chưa thật yên tâm”, chị Liên, Khu chung cư Linh Đàm lo ngại.
Một buổi vui chơi trong chuyến đi nghỉ hè (Ảnh Vietnamnet) |
Chị Phương, nhân viên tư vấn Language Link cho biết, tuy có sự chuẩn bị chu đáp khi trẻ ra nước ngoài cắm trại là đối mặt với nhiều sự thay đổi văn hóa, các em sẽ phải tập thích nghi. Vì vậy, vẫn không tránh khỏi một số sự cố, như có đoàn học sinh đi cắm chạy tại Singapore, đã có em bấm phải nút báo cháy (giống như nút đèn treo tường) nên còi réo ầm ĩ, cảnh sát cứu hỏa nước sở tại phải đến hiện trường.
Những chuyến đi du học hè vô tình tạo ra một khoảng cách giàu nghèo trong chính môi trường lớp học giữa các học sinh với nhau. Hơn thế nữa, nếu không định hướng tốt thì nhiều em sau khi đi du lịch quốc tế về sẽ nảy sinh tâm lý chán ghét đất nước mình. Chính vì vậy các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ thông tin, suy tính thiệt hơn trước khi quyết định.
"Các em rất hứng thú với những điều mới lạ ở nước ngoài. Khi vừa bước xuống sân bay trở về Việt Nam là chúng đồng loạt kêu chán, chê bai này nọ, nào là về Việt Nam là lại thấy khói bụi, nào là chán ghét cảnh tắc đường. Nhiều em còn tuyên bố nhất định sẽ phải đi du học để…thoát khỏi Việt Nam", một cô giáo cho biết.
H. La (tổng hợp)