Quân đội Hàn Quốc đã phát hiện sự gia tăng hoạt động tại các địa điểm tên lửa
tầm trung và tầm xa của CHDCND Triều Tiên ngày 29/3, vài giờ sau khi lãnh đạo
nước này, Kim Jong-un, ra lệnh cho các tên lửa sẵn sàng tấn công Mỹ.
Các tin liên quan |
Triều Tiên tuyên bố "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc |
Minh họa tầm bắn tối đa có thể của các tên lửa Triều Tiên. |
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời nguồn tin quân sự nước này cho hay, sự "gia tăng đột ngột của hoạt động xe cộ và binh sĩ được phát hiện tại các điểm tên lửa tầm trung và tầm xa của Triều Tiên".
Trước đó, ông Kim Jong-un đã đặt các lực lượng tên lửa chiến lược của Triều
Tiên trong tình trạng sẵn sàng tấn công các mục tiêu Mỹ và Hàn Quốc ngay sau khi
Mỹ điều hai chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 đến diễn tập trên bán đảo Triều
Tiên ngày 28/3.
Tên lửa Taepodong 2 được phóng hồi tháng 4/2009. |
Tên lửa được cho là vũ khí chủ lực của Triều Tiên. Tuy nhiên, bất chấp các cuộc thử nghiệm công khai rầm rộ của nước này, rất ít chi tiết được biết về kích cỡ và khả năng thực sự của chúng.
Chính quyền Bình Nhưỡng được cho là có một số tên lửa tầm ngắn và
tầm trung, chẳng hạn như Nodong - một biến thể của tên lửa Scud.
Với tầm bắn
khoảng 1.000km, về lý thuyết, Nodong có thể tấn công Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy
nhiên, độ chính xác kém của tên lửa này có thể biến nó thành một vũ khí chiến
trường không hiệu quả. Bên cạnh đó, Triều Tiên ít có thể nhắm tới các căn
cứ quân sự của Mỹ trong khu vực dù có thể gây thương vong nghiêm trọng cho dân
thường.
Tên lửa tầm trung Musudan là một mối lo ngại chính đối với Tokyo vì tầm bắn 4.000km của nó sẽ cho phép Bình Nhưỡng tấn công bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Nhật Bản.
Có nhiều ước tính về số tên lửa Musudan của Triều Tiên, từ con số hơn chục đến hơn 200 quả.
Triều Tiên phô trương sức mạnh tên lửa. |
Taepodong 1 là tên lửa đa giai đoạn đầu tiên của Triều Tiên. Tuy nhiên, vũ khí này đã chứng tỏ là kém hiệu quả với tầm bắn hạn chế và độ chính xác thấp.
Tuy nhiên, Taepodong 2 lại gây lo ngại hơn nhiều cho các quan chức quốc phòng Mỹ. Tên lửa này được tin là có tầm bắn 6.000km, có nghĩa là về lý thuyết có thể tấn công Alaska. Hồi tháng 12/2012, một biến thể của Taepodong 2 đã phóng thành công một vệ tinh vào vũ trụ.
Barry Pavel, một cựu giám đốc cấp cao về chính sách quốc phòng tại Họi đồng
An ninh quốc gia của Nhà Trắng mô tả vụ phóng này là "một cột mốc". "Đó là cùng
công nghệ chung được dùng cho tên lửa hạt nhân liên lục địa, vì vậy mà nó là một
mối lo ngại", ông nói.
Thanh Hảo (Tổng hợp)