- Thai đá là một hiện tượng hiếm gặp, và chỉ khi có các xét nghiệm kiểm tra thì nó mới được phát hiện ra. Chính vì thế nhiều người đặt ra câu hỏi liệu thai nhi hóa đá có thể tồn tại trong cơ thể người mẹ bao nhiêu lâu?


Hiện tượng thai bị chết lưu, khi nó không thể tự tiêu hoặc tái hấp thụ thì sẽ tiếp tục ở trong cơ thể người mẹ. Nếu không được phát hiện để cắt bỏ, thì qua thời gian bó sẽ bị vôi hóa và trở thành thai đá.

{keywords}

Thai đá có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể người phụ nữ, có thể tính theo năm hay chục năm nếu như không được phát hiện. tức là thai đá đó có thể chung sống với người mẹ suốt cuộc đời. trên thế giới đã phát hiện ra nhiều trường hợp thai nhi bị hóa đá trong bụng mẹ mấy chục năm trời và có trường hợp lên đến 60 năm.

Trường hợp mang thai đá điển hình

Vào năm 1955, Zahra Aboutalib đi đẻ ở một ngôi làng nhỏ của Colombia. 48 giờ sau đó, em bé vẫn chưa ra đời, nhưng sau khi nhìn thấy một người phụ nữ mang thai chết một cách khủng khiếp trên bàn mổ, Zahra đã sợ hãi rồi chạy trốn khỏi bệnh viện.

Zahra đã cảm thấy bụng đau dữ dội nhưng vì văn hóa dân gian địa phương, bà tin rằng đứa trẻ sẽ được sinh ra sau đó. Nhưng cơn đau bỗng đột ngột ngừng lại, Zahra không đi đẻ nữa. Bà đã tin vào truyền thuyết về "đứa bé say ngủ", trong đó thai nhi được trả lại yên bình như trong giấc ngủ và  sẽ có thể thức dậy, được sinh ra một lần nữa.

Trong nhiều thập kỷ tiếp theo, Zahra đã quên mình từng mang thai và quên luôn đứa con chưa sinh ra của mình. Bà đã nhận nuôi 3 đứa con và giờ trở thành một người bà. Đến khi 75 tuổi, cơn đau khủng khiếp bất ngờ trở lại với Zahra.

Không bác sĩ nào có thể chẩn đoán căn bệnh bí ẩn của Zagra. Một bác sĩ sợ rằng bà có khối u trong buồng trứng nên quyết định đưa bà đi siêu âm. Trong cơ thể Zahra có một khối phức tạp màu trắng, nhưng bác sĩ vẫn chưa biết đó là gì.

Sau đó, bà đã đến gặp một chuyên gia X-quang khác và ở đây, họ đã bị sốc khi phát hiện đó không phải là một khối u mà đó như một "em bé hóa thạch". Không được sinh ra, em bé đã phát triển bên ngoài tử cung và hợp nhất với cơ quan nội tạng của Zahra từ nhiều năm trước. Để tự bảo vệ khỏi bị nhiễm trùng, cơ thể người phụ nữ đã tạo ra một lớp vôi hóa quanh cơ thể đã chết của em bé. Nó cứng dần qua nhiều năm, do đó được gọi là em bé hóa đá. Cơ thể em bé không hề được phát hiện trong bụng Zahra trong vài chục năm qua.

Zahra đã tiến hành phẫu thuật để loại bỏ bào thai vôi hóa. Quá trình phẫu thuật khá phức tạp vì bào thai đã hợp nhất với thành bụng của mẹ và cơ quan nội tạng. Về bản chất, Zahra đã sinh em bé hóa đá 46 năm sau ngày đau đẻ. Một câu chuyện tưởng chừng khó tin đến điên rồ, nhưng nó lại là sự thật.

Dương Thị Uyên