Hàng triệu người Thái hôm nay (3/7) đi bỏ phiếu để quyết định đảng phái chính trị và ứng viên nào xứng đáng để đại diện cho dân chúng và điều hành đất nước.
Uỷ ban bầu cử cho biết, kết quả bỏ phiếu không chính thức sẽ có trước 10h đêm nay, dù rằng mưa to có thể ảnh hưởng tới lượng cử tri đi bầu. Có 47.321.136 cử tri đủ tư cách đi bỏ phiếu.
Tổng tuyển cử có thể làm phát sinh một cuộc khủng hoảng mới sau 6 năm bất ổn mà tâm điểm của nó là một người đàn ông hiện đang sống lưu vong ở Trung Đông. Thăm dò dư luận cho thấy đảng Puea Thai do Yingluck Shinawatra đứng đầu có thể thắng đảng Dân chủ do Thủ tướng Abhisit Vejjajiva làm lãnh đạo.
Uỷ ban bầu cử cho biết, kết quả bỏ phiếu không chính thức sẽ có trước 10h đêm nay, dù rằng mưa to có thể ảnh hưởng tới lượng cử tri đi bầu. Có 47.321.136 cử tri đủ tư cách đi bỏ phiếu.
Tổng tuyển cử có thể làm phát sinh một cuộc khủng hoảng mới sau 6 năm bất ổn mà tâm điểm của nó là một người đàn ông hiện đang sống lưu vong ở Trung Đông. Thăm dò dư luận cho thấy đảng Puea Thai do Yingluck Shinawatra đứng đầu có thể thắng đảng Dân chủ do Thủ tướng Abhisit Vejjajiva làm lãnh đạo.
Hàng trăm nghìn nhân viên an ninh được triển khai để bảo vệ cử tri - Ảnh Nation |
Cuộc tổng tuyển cử lần này được cho là chỉ tập trung vào việc bỏ phiếu chống hay ủng hộ một người đàn ông không có tên trong phiếu bầu - cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra - anh trai bà Yingluck, người đang sống lưu vong ở Dubai sau khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự hồi 2006.
Những người ủng hộ áo đỏ của ông Thaksin đã đưa trung tâm Bangkok vào tình trạng bế tắc suốt hai tháng vì các cuộc biểu tình hồi năm ngoái, làm đình trệ các hoạt động kinh doanh và khiến một khách sạn 5 sao bị ảnh hưởng, đốt cháy một toà nhà trước khi quân đội can thiệp làm 91 người chết.
Tỷ phú truyền thông Thaksin có ảnh hưởng rất lớn với những người ủng hộ áo đỏ của đảng đối lập Puea Thai (Vì người Thái) nhưng ông này lại bị đảng Dân chủ cầm quyền, hầu hết là tầng lớp thượng lưu, ghét bỏ và không muốn cho quay lại nắm quyền và muốn truy tố vì tội tham nhũng.
Trong suốt 6 tuần vận động tranh cử, cả hai bên đều đưa ra chiến dịch vận động dân tuý như nhau, đó là trợ cấp cho người nghèo, cải thiện chăm sóc sức khoẻ và đầu tư cơ sở hạ tầng gồm cả xây hệ thống đường sắt tốc độ cao khắp cả nước.
Tuy nhiên, đe doạ bất ổn vẫn hiển hiện liên quan tới khả năng thắng cử của Puea Thai và phản ứng của phe áo đỏ. Một vấn đề chủ chốt khác đó là phản ứng của quân đội, vốn có thói quen can thiệp vào chính trường thông qua các cuộc đảo chính quân sự.
Tổng tuyển cử lần này ở Thái là lần thứ 26 kể từ khi nước này trở thành một quốc gia dân chủ vào năm 1932, chấm dứt 7 thế kỷ nằm dưới sự cai trị của hoàng gia. Kể từ đó tới nay, Thái Lan được lãnh đạo theo 17 hiến pháp và trải qua 18 cuộc đảo chính quân sự. Đảo chính gần nhất diễn ra vào 2006 khiến Thủ tướng Thaksin bị lật đổ.
Cựu Bộ trưởng Y tế Phra Rakkiart cảnh báo, cuộc bỏ phiếu hôm nay có thể là "bẩn nhất trong lịch sử. Những người đi vận động bỏ phiếu bán phiếu xổ sổ cho cử tri và hứa sẽ có phần thưởng lớn nếu ứng viên của họ thắng cử", Bangkok Post trích lời ông Phra nói.
Nỗi lo về bạo lực cũng hiện hữu.
Theo một số báo cáo, Puea Thai đã tiếp xúc với một số tướng lĩnh về việc đề nghị hợp tác nếu họ thắng cử. Puea Thái sẽ được phép lãnh đạo đất nước và các tướng lĩnh vẫn tại vị, chỉ cải tổ một cách giới hạn ở đội ngũ trung bình.
Trong trường hợp Puea Thái thắng đa số và bị ngăn không cho nắm quyền, Thái Lan sẽ phải đối mặt với sự trỗi dậy của các cuộc biểu tình bạo lực làm tê liệt Bangkok như hồi tháng 4 và 5.
Để chống gian lận bầu cử, khoảng 180.000 cảnh sát sẽ được triển khai làm nhiệm vụ. Người Thái được kêu gọi đi bỏ phiếu sớm để tránh mưa to và ngập.
Hoài Linh (Theo AP, Nation)